Thị trường chứng khoán ngày 9/11/2020: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 06:00 | 09/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Đầu tư và Xây dựng Số 18 bị phạt 185 triệu đồng; 10 tổ chức nước ngoài tranh mua cổ phần Viettel Post; Doanh nghiệp nào ‘gánh’ lỗ nặng nhất trong quý 3?... là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 9/11/2020.

Tự doanh CTCK rút ròng trở lại 444 tỷ đồng trong tuần 2-6/11: Điểm tiêu cực của thị trường tuần qua là việc cả khối ngoại và tự doanh của các CTCK đều bán ròng mạnh và ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Đối với khối tự doanh, dòng vốn này mua vào 31 triệu cổ phiếu ở sàn HoSE, trị giá 979 tỷ đồng, trong khi bán ra 45 triệu cổ phiếu, trị giá 1.422 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 14 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 443,5 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh CTCK đã bán ròng trở lại sau 2 tuần mua ròng mạnh liên tiếp trước đó.

Khối ngoại tiếp tục rút ròng hơn 1.920 tỷ đồng tuần qua: Trong tuần 2-6/11, điểm tiêu cực nhất của thị trường vẫn là việc dòng vốn ngoại bán ròng rất mạnh. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 66 triệu cổ phiếu, trị giá 2.238 tỷ đồng, trong khi bán ra 123 triệu cổ phiếu, trị giá 4.159,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 56,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.921 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, dù có phiên mua ròng trở lại vào thứ Năm nhưng tính chung của tuần, dòng vốn ngoại sàn này vẫn bán ròng lên đến 1.926 tỷ đồng (giảm nhẹ 2,3% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là gần 55 triệu cổ phiếu.

5123-thong-tin-mo
Hình minh họa

10 tổ chức nước ngoài tranh mua cổ phần Viettel Post: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP) do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu. Phiên đấu giá thu hút 13 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần với tổng lượng đăng ký gần 7,5 triệu cổ phiếu, gấp 1,5 lần khối lượng chào bán (1,5 triệu cổ phiếu). Đáng chú ý là 10 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 6,14 triệu cổ phần Viettel Post; hiện room ngoại tại Viettel Post còn khoảng 28%, tương đương với 23,4 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch CTCP Bông Việt Nam bị phạt 92,5 triệu đồng vì mua chui cổ phiếu: UBCKNN vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bông Việt Nam (Mã: BVN). Theo đó, ông Trương Văn Dũng bị phạt 65 triệu đồng vì đã mua 291.900 cổ phiếu BVN từ ngày 16/1 đến ngày 21/2/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Ngoài ra, ông Dũng còn bị phạt tiền 27,5 triệu đồng vì giao dịch trước khi có công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.

Đầu tư và Xây dựng Số 18 bị phạt 185 triệu đồng: Ngày 4/11, Thanh tra UBCKNN cũng quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 185 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Xây dựng Số 18. Cụ thể, Công ty này bị phạt tiền 100 triệu đồng do không báo cáo theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, UBCKNN phạt tiền đơn vị này thêm 85 triệu đồng do không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại ĐHĐCĐ hoặc không thuyết minh chi tiết tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 số 01/NQ/ĐHCĐ-L18 ngày 11/4/2018 tăng vốn từ 81 tỉ đồng lên 114,9 tỉ đồng trong BCTC năm được kiểm toán xác nhận.

Doanh nghiệp nào ‘gánh’ lỗ nặng nhất trong quý 3? Theo dữ liệu của Vietstock, tính đến ngày 31/10/2020 có 568 doanh nghiệp niêm yết (chưa bao gồm ngân hàng và bảo hiểm) đã công bố BCTC quý 3/2020 với 501 doanh nghiệp có lãi và 67 doanh nghiệp lỗ. Trong đó, 201 doanh nghiệp báo lãi giảm, 42 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 13 doanh nghiệp tăng lỗ, 270 doanh nghiệp tăng lãi, 12 doanh nghiệp giảm lỗ và 30 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi. Là doanh nghiệp dường như hứng chịu nặng nhất những đòn giáng từ đại dịch Covid-19, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) tiếp tục lỗ thêm 3,912 tỷ đồng trong quý 3/2020, đánh dấu 3 quý lỗ nặng liên tiếp. Lũy kế 9 tháng, HVN ghi nhận doanh thu thuần ở mức 32,411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ và lỗ gần 10,472 tỷ đồng.

TPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 10.717 tỷ đồng: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận cho TPBank tăng vốn điều lệ từ gần 8.566 tỷ đồng lên 10.717 tỷ đồng. NHNN yêu cầu TPBank phải thự chiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông và người có liên quan theo Luật các Tổ chức tín dụng. TPBank chỉ được thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định khi tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhận định chứng khoán tuần từ 9-13/11/2020: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán vừa đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho tuần giao dịch từ ...

Phiên giao dịch ngày 9/11/2020: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 9/11/2020, ...

Nhận định chứng khoán ngày 9/11/2020: Tạm dừng lại quan sát

Diễn biến thị trường phiên cuối tuần vẫn chưa xuất hiện điều gì mới đột biến, các chỉ số hầu như đi ngang với biên ...

Tân An