Thị trường chứng khoán ngày 18/02: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 08:58 | 18/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày 17/2; Giá vàng vẫn treo cao trên đỉnh 2 tuần; Tăng trưởng của Eurozone bị ảnh hưởng tạm thời bởi dịch COVID-19; REE muốn bán bớt 500.000 cổ phiếu QTP sau động thái thoái vốn của SCIC; Khuyến nghị cổ phiếu ngày 18/02…   

thi truong chung khoan ngay 1802 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 18/02: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 1802 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 18/2: Tiếp tục giằng co và tích lũy

thi truong chung khoan ngay 1802 thong tin truoc gio mo cua

Thị trường chứng khoán phiên chiều 17/2: Sắc đỏ áp đảo, VN-Index trượt khỏi mốc 935 điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ: Nghỉ giao dịch ngày 17/2.

Tại thi trường châu Á, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ nhật Bản đảo chiều và tăng 0,3% vào cuối phiên 17/2. Cổ phiếu tại Trung Quốc tăng mạnh nhất khu vực, với Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 2,3% và 3,2%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,5%. Ngoài ra, NZX 50 của New Zealand tăng 0,3%. Cổ phiếu tại Trung Quốc đồng loạt tăng mạnh sau khi Bộ trưởng Tài chính Liu Kun ngày 16/2 cho biết chính phủ nước này dự kiến sẽ giảm thuế, đồng thời tăng chi tiêu công để hỗ trợ ngăn chặn dịch Covid-19. Một ngày trước đó, cơ quan này cũng thông báo sẽ tung gói hỗ trợ 8 tỷ nhân dân tệ. Ở chiều ngược lại, Kospi của Hàn Quốc và ASX 200 của Australia giảm chưa tới 0,1%. Straits Times của Singapore giảm 0,2%. Cổ phiếu tại Nhật Bản giảm mạnh nhất khu vực với Nikkei 225 giảm 0,7% sau số liệu GDP đáng thất vọng. GDP của Nhật Bản giảm 6,3% trong quý IV/2019, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 6 năm qua. Theo giới chuyên gia, với tình hình dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có thể rơi vào suy thoái trong thời gian tới.

thi truong chung khoan ngay 1802 thong tin truoc gio mo cua
Ảnh minh họa

Giá vàng: Tính đến 8h35 (giờ Việt Nam) đang ở mức 1588,80 USD/ounce tăng2,400 USD/ounce tương đương 0,1513%. Giá vàng thế giới vẫn treo cao trên đỉnh 2 tuần cho dù Trung Quốc vừa có nới lỏng tiền tệ lãi suất trung hạn, mở đường cho một quyết định mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống lại suy giảm tăng trưởng do Covid-19. Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 17/2 đa số các cửa hàng vàng tăng vàng 9999 thêm khoảng 100-130 ngàn đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên áp cuối tuần trước. Kết thúc phiên giao dịch 17/2, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 44,12 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,32 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 44,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,47 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá dầu: Tính đến đầu giờ sáng ngày 18/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2020 đứng ở mức 51,97 USD/thùng, giảm 0,08 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 17/2 thì giá dầu WTI giao tháng 3 đã tăng 0,03 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2020 đứng ở mức 57,27 USD/thùng, giảm 0,05 USD/thùng trong phiên nhưng tăng tới 0,24 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 17/2. Giá dầu ngày 18/2 tăng trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều động thái quyết liệt nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh do virus corona gây ra đối với nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 17/2 thông báo hạ lãi suất với các khoản vay trung hạn (MLF) trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) cho các tổ chức tài chính. Mức lãi mới sẽ là 3,15%, giảm từ 3,25% trước đây. Việc này sẽ duy trì "thanh khoản dồi dào ở mức hợp lý" cho hệ thống ngân hàng. Động thái trên được cho là mở đường để hạ lãi suất cơ bản, sẽ công bố vào thứ năm, nhằm xoa dịu sức ép tài chính do dịch Covid-19 gây ra với các công ty.

USD Index: Tính đến 8h40 (giờ Việt Nam) USD Index ở mức 99,108 điểm tăng 0,043 điểm tương đương 0,04%. Đồng USD vẫn treo quanh đỉnh 4 tháng do nền kinh tế nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật, Singapore… đều bất định vì dịch bệnh. Giới đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc bất chấp nước này liên tục đưa ra các biện pháp nhằm kích thích tăng trường kinh tế. Trên thị trường trong nước phiên giao dịch 17/2, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.165 đồng/USD và 23.305 đồng/USD. Tới cuối phiên 17/2, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.165 đồng/USD và 23.305 đồng/USD. Vietinbank và BIDV: 23.170 đồng/USD và 23.310 đồng/USD. ACB: 23.180 đồng/USD và 23.290 đồng/USD.

Tăng trưởng của Eurozone bị ảnh hưởng tạm thời bởi dịch COVID-19: Ngày 17/2, Chủ tịch của Nhóm các Bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), ông Mario Centeno đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) đối với tăng trưởng khu vực này là “tạm thời”. Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ cuộc họp các Bộ trưởng tài chính Eurozone tại Brussels, khi được hỏi về tác động của dịch bệnh, ông Mario Centeno cho biết Nhóm các Bộ trưởng tài chính Eurozone đang theo dõi tình hình và hy vọng đó chỉ là một hiệu ứng ngắn hạn. Về phần mình, Bộ trưởng tài chính Italy, Roberto Gualtieri, nhấn mạnh Nhóm rất cẩn trọng trong các ước tính vì thực tế vẫn chưa biết liệu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ ở mức nào, từ đó sẽ có tác động dài hạn hay ngắn hạn đối với châu Âu.

REE muốn bán bớt 500.000 cổ phiếu QTP sau động thái thoái vốn của SCIC: CTCP Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) vừa có thông báo muốn bán bớt cổ phần sở hữu tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP). Theo thông tin công bố, REE đăng ký bán 500.000 cổ phiếu để giảm sở hữu tại Nhiệt điện Quảng Ninh xuống còn 9,24% từ mức 9,35% (tương đương nắm giữ hơn 42 triệu cổ phiếu). Phía REE cho biết, giao dịch trên được thực hiện nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian đăng ký giao dịch từ ngày 18/2 đến 17/3. Kết phiên 17/2, cổ phiếu QTP của Nhiệt điện Quảng Ninh có giá 13.100 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo mức giá này, REE sẽ mang về gần 6,6 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị về các cổ phiếu đáng chú ý trong ngày 18/02:

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW - CTCK MB (MBS)

MBS đánh giá cao triển vọng của POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trên cơ sở: là doanh nghiệp phát điện độc lập lớn thứ 2 tại Việt Nam với thị phần phát điện là 12%;

Sở hữu hệ thống nhà máy nhiệt điện khí lớn, phù hợp với xu thế hạn chế sử dụng nhiệt điện than do các tác động đối với môi trường;

Nhà máy Cà Mau 1&2 hết khấu hao, cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó (iv) ngành điện duy trì triển vọng khả quan trong bối cảnh nhu cầu điện đang tiếp tục gia tăng và giá điện trong nước còn thấp.

MBS duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW tuy nhiên thực hiện điều chỉnh giá mục tiêu 12 tháng xuống còn 13.800 đồng từ mức 15.600 đồng theo báo cáo trước đó do điều chỉnh tăng 10% hệ số beta từ 0,92 lên 1,01 dựa trên cập nhật mức độ tương quan giữa sự thay đổi giá CP POW và chỉ số VNIndex từ khi POW bắt đầu niêm yết.

Khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 33.800 đồng/cổ phiếu - CTCK BIDV (BSC)

Năm 2019, Công ty cổ phần Thế giới số (DGW – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 8.492 tỷ đồng (tăng 42,9% so với năm trước) và 160,3 tỷ đồng (tăng trưởng 46,1%). Biên lợi nhuận gộp 2019 cải thiện mạnh từ mức 6,2% 2018 lên mức 6,5% do tỷ trọng đóng góp các mảng kinh doanh có biên lợi nhuận gộp cao tăng (Thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng)

Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo của DGW, trong ngắn hạn dịch cúm NCoV vẫn chưa có tác động quá mạnh đến tình hình kinh doanh của DGW chủ yếu do tháng 2 thường là tháng thấp điểm. Trong trường hợp dịch kéo dài thêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến (1) Nguồn cung hàng hóa phải vận chuyển bằng đường biển thay vì đường hàng không (Chậm trễ khoảng 10 ngày) và (2) Nhu cầu tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định. DGW đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu đạt 10.200 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) và lợi nhuận sau thuế đạt 202 tỷ đồng (tăng 25% so với năm ngoái).

BSC dự báo kết quả kinh doanh 2020 của DGW với doanh thu thuần đạt 10.259 tỷ đồng (tăng trưởng 19,2%) và lợi nhuận sau thuế đạt 203 tỷ đồng (tăng 26,5% so với năm trước). EPS 2020F= 4.836 đồng/cổ phiếu. PE FW = 5.4x lần

BSC nâng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 33.800 đồng/CP (+21,3% so với mức giá đóng cửa ngày 14/02/2020) từ mức giá khuyến nghị trước đó 30,800 đồng do điều chỉnh tăng EPS dự phóng 2020. BSC sử dụng phương pháp định giá PE với mức PE mục tiêu là 7 lần.

KSB có thể sẽ xuất hiện sự điều chỉnh ngắn hạn - CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu KSB của Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đang có sự hồi phục trở lại tuy vẫn ở trong xu hướng giảm giá dài hạn từ giữa năm 2017 đến nay.

Hôm nay 17/2, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu vượt khỏi mốc 17 để xác nhận mô hình hai đáy hướng lên. Dù vậy, KSB cần vượt qua được ngưỡng 18.5 để chính thức phá vỡ khu vực tích lũy thiết lập từ tháng 12.

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI đang tăng dần trên mốc 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cho thấy dư địa tăng ngắn hạn vẫn còn.

Theo đánh giá của BSC, KSB có thể sẽ xuất hiện sự điều chỉnh ngắn hạn khi tiếp cận vùng cản 18.5 và trở về mốc 16.5 rồi tiềm năng tạo thêm mô hình vai đầu vai giúp cho đà tăng được vững chắc.

Anh Khang T/h