Thị trường chứng khoán ngày 12/12: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 08:17 | 12/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường chứng khoán Mỹ nhích lên một chút sau khi Fed giữ nguyên lãi suất; Giá vàng tăng gần 1%; Năm APEC 2020 ưu tiên tăng cường thương mại và đầu tư; ADB nâng mức dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2019; Khuyến nghị cổ phiếu ngày 12/12 …    

thi truong chung khoan ngay 1212 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 12/12: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 1212 thong tin truoc gio mo cua

Thị trường chứng khoán ngày 11/12: Thống kê giao dịch

thi truong chung khoan ngay 1212 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 12/12: “Chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường”

Thị trường chứng khoán Mỹ: Kết phiên giao dịch ngày 11/12 nhích lên một chút sau khi Fed giữ nguyên lãi suất. Dow Jones tăng 29,37 điểm, tương đương 0,11%, lên 27.911,09 điểm. S&P 500 tăng 9,1 điểm, tương đương 0,29%, lên 3.141,62 điểm. Nasdaq tăng 37,87 điểm, tương đương 0,44%, lên 8.654,05 điểm. Fed ngày 11/12 dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ ở mức trung bình, tỷ lệ thất nghiệp thấp cho đến hết năm bầu cử 2020. Sau 3 lần hạ lãi suất, Fed quyết định giữ nguyên ở 1,5 – 1,75%, quyết định đã được thị trường đoán trước. Fed cho biết sẽ tiếp tục theo dõi “các diễn biến toàn cầu” để quyết định có cần điều chỉnh lãi suất hay không. Họ cũng sẽ để ý đến “áp lực lạm phát không đáng kể”, cụm từ phản ánh lo ngại lạm phát không đạt mục tiêu. Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 11/12 là 6,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 6,7 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên giao dịch trước đó.

thi truong chung khoan ngay 1212 thong tin truoc gio mo cua
Ảnh minh họa

Giá vàng: Tính đến 8h10 (giờ Việt Nam) đang ở mức 1479,20 USD/ounce tăng 4,20 USD/ounce tương đương 0,2847%. Trước đó, giá vàng ngày 11/12 tăng gần 1% sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ít nhất cho đến hết năm 2020. Giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 10,6 USD lên 1.474,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,5% lên 1.475 USD/ounce. Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 11/12 đa số các cửa hàng vàng giữ giá vàng 9999 gần như không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước. Tính tới cuối phiên giao dịch 11/12, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 41,27 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,47 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 41,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,46 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá dầu: Tính đến đầu giờ sáng ngày 12/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2020 đứng ở mức 58,88 USD/thùng, tăng 0,12 USD trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 11/12, giá dầu WTI giao tháng 1/2020 đã giảm nhẹ 0,21 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 2/2020 đứng ở mức 63,96 USD/thùng, tăng 0,24 USD/thùng trong phiên nhưng giảm 0,16 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 11/12. Giá dầu thế giới đang chịu sức ép giảm giá lớn sau khi thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng. Theo số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ, dữ trữ dầu thô của nước này bất ngờ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 6/12, lên 447 triệu thùng, trong khi giới phân tích nhận định sẽ giảm 2,8 triệu thùng.

USD Index: Tính đến 8h10 (giờ Việt Nam) USD Index ở mức 97,075 điểm tăng 0,057 điểm tương đương 0,06%. Đồng USD biến động lên xuống khá mạnh vào cuối của một tuần đầy ắp các sự kiện quan trọng. Giới đầu tư chờ thêm các tín hiệu từ Fed và quyết định thuế mới của Mỹ vào hôm 15/12. Trên thị trường trong nước phiên ngày 11/12, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.120 đồng/USD và 23.240 đồng/USD. Tới cuối phiên 11/12, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.120 đồng/USD và 23.240 đồng/USD. Vietinbank: 23.103 đồng/USD và 24.223 đồng/USD. ACB: 23.120 đồng/USD và 23.220 đồng/USD. Tính từ đầu năm 2019, đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 15 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Năm APEC 2020 ưu tiên tăng cường thương mại và đầu tư: Với chủ đề “Tối ưu hóa tiềm năng con người hướng tới tương lai vì sự thịnh vượng chung”, trong năm APEC 2020, Malaysia sẽ tập trung vào ba ưu tiên gồm tăng cường thương mại và đầu tư, tham gia kinh tế bao trùm thông qua công nghệ và kinh tế số, và thúc đẩy phát triển bền vững mang tính sáng tạo. Các ưu tiên này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nền kinh tế thành viên APEC. Năm APEC 2019 đã đạt được một số kết quả quan trọng. Thứ nhất là thông qua ba lĩnh vực dịch vụ ưu tiên thúc đẩy, gồm quy định trong nước về dịch vụ, Chỉ số APEC và đi lại của nhân tài nhằm tạo thuận lợi cho dịch vụ và cạnh tranh. Thứ hai là đưa ra và thống nhất ba lộ trình là phụ nữ và tăng trưởng bao trùm; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý và xử lý rác thải đại dương. Thứ ba là thành lập Nhóm chỉ đạo về kinh tế số chủ trì thực thi Lộ trình cạnh tranh dịch vụ APEC và Lộ trình APEC về kinh tế mạng và kinh tế số được thông qua năm 2017 tại Việt Nam. Thứ tư là xây dựng và thông qua Kế hoạch chiến lược APEC nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị toàn cầu giai đoạn 2020-2025. ISOM APEC 2020 cũng đã thảo luận và thống nhất việc xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020, cụ thể về các bước cần triển khai hướng tới hoàn thành Tầm nhìn APEC sau 2020 theo đúng thời hạn đề ra, đề xuất đề cương sơ bộ và những lĩnh vực dự kiến của Tầm nhìn cũng như sự tham gia của các bên liên quan khác trong quá trình xây dựng Tầm nhìn.

ADB nâng mức dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2019: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ấn bản bổ sung của Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2019 (công bố hồi tháng 9). Theo đó, dự báo tăng trưởng cho Việt Nam đã được điều chỉnh tăng từ 6,8% lên 6,9% trong năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% trong năm 2020. ADB đánh giá, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong ba quý đầu năm 2019 đã đạt 7%, là mức cao nhất so với cùng kỳ trong chín năm qua. Tiêu dùng cá nhân đã tăng 7,3%, trong khi đầu tư tăng 7,7% nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư được duy trì và sự gia tăng đầu tư FDI. Xung lực tăng trưởng mạnh mẽ ngoài dự kiến của kinh tế Việt Nam trong quý III nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong quý IV và cả năm sau.

Công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị về các cổ phiếu đáng chú ý trong ngày 12/12:

CTR có thể dao động giữa 2 mốc 42 và 47 trước khi hình thành xu hướng mới - CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu CTR của Tổng CTCP Công trình Viettel suốt hơn 2 tuần qua đã ở trong xu hướng giảm giá khá sâu từ vùng giá 50 về ngưỡng 40. Tuy vậy, trong phiên 11/12, thanh khoản tăng mạnh đã đẩy giá cổ phiếu lên gần 10%, tạm thời kết thúc chuỗi ngày kém tích cực vừa qua.

Chỉ báo động lượng RSI vì vậy cũng đã thoát khỏi vùng quá bán, đồng thời, đường MACD cũng đang thu hẹp dần khoảng cách với đường tín hiệu.

Khu vực giữa EMA12 và EMA26 sẽ là vùng cản mềm đối với CTR trong ngắn hạn, án ngữ trước ngưỡng kháng cự mạnh hơn tại mốc 47. Ở chiều hướng ngược lại, khu vực xung quanh 42 sẽ là vùng hỗ trợ cho cổ phiếu. Theo đánh giá của BSC, CTR có thể dao động giữa hai mốc 42 và 47 trước khi hình thành một xu hướng mới.

Khuyến nghị khả quan cho BSR với giá mục tiêu 11.100 đồng/cổ phiếu - CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngày 09/12/2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chấp thuận điều chỉnh giảm 60,3 % kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2019 của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) còn 1,16 nghìn tỷ đồng; mức điều chỉnh giảm này chủ yếu do biên xăng dầu thấp hơn đáng kể của các sản phẩm trong 9 tháng 2019. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2019 đạt 1,25 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 77% dự phóng cả năm của chúng tôi (1,62 nghìn tỷ đồng).

Trong năm 2020, theo BSR, nhà máy lọc dầu Bình Sơn sẽ tạm ngừng hoạt động trong 51 ngày để bảo trì từ ngày 12/06/2020 đến 01/08/2020. Ngoài ra, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế sơ bộ 2020 lần lượt là 80,6 nghìn tỷ đồng (dựa theo giả định giá dầu Brent 60 USD/thùng) và 1,18 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, VCSC dự báo doanh thu sẽ đạt 94,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn 17% dự báo của VCSC do mức chênh lệch trong giả định giá dầu thô của chúng tôi là 65 USD/thùng so với 60 USD/thùng.

Đối với lợi nhuận sau thuế, VCSC dự báo sẽ phục hồi lên 2,5 nghìn tỷ đồng (cao hơn 115,1% kế hoạch BSR) khi chúng tôi kỳ vọng biên dầu diesel và xăng sẽ phục hồi mạnh mẽ lần lượt khoảng 73% và 15%.

VCSC hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho BSR với giá mục tiêu 11.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 27,2% (bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%).

Khuyến nghị mua cho REE với giá mục tiêu 48.300 đồng/cổ phiếu - CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) đã công bố tài liệu cho ĐHCĐ bất thường năm 2019, theo đó CTCP Cơ điện lạnh (REE) (hiện là cổ đông lớn thứ 2 của VSH) sẽ xin ý kiến cổ đông để nâng tỷ lệ sở hữu tại VSH từ mức 21% hiện tại lên 50% thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận (không thông qua chào mua công khai). ĐHCĐ bất thường sẽ được diễn ra vào ngày 23/12/2019.

VSH (công suất hiện tại 136 MW) đang theo đúng tiến độ nhằm đưa nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum đi vào hoạt động trong quý 1/2020.

Trong báo cáo cập nhật REE ngày 29/11/2019, chúng tôi dự báo VSH sẽ ghi nhận khoản lỗ 178 tỷ đồng trong năm 2020 khi kỳ vọng giá hợp đồng mua bán điện (PPA) tạm thời cho nhà máy thủy điện mới này không đủ bù đắp cho mức chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cao.

Tuy nhiên, VCSC dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VSH đạt 205 tỷ đồng, nhờ hoạt động cả năm tại nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum và giá PPA tăng sau khi đàm phán lại.

Do đó, kế hoạch gia tăng cổ phần tại VSH tương ứng với rủi ro điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số hợp nhất của REE trong năm 2020; tuy nhiên, điều này đồng thời cho thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong giai đoạn từ năm 2021 trở đi, dù cần thêm đánh giá chi tiết khi REE công bố thêm thông tin liên quan đến giá mua và phương thức kế toán ghi nhận cho VSH.

VCSC hiện có khuyến nghị mua cho REE với giá mục tiêu 48.300 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 36,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,9%).

Anh Khang T/h