Thị trường cà phê tiếp tục tăng do nguồn cung khan hiếm

Cập nhật: 11:45 | 08/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Xuất nhập khẩu, giao dịch cà phê tại thị trường trong nước diễn ra khá ảm đạm do nguồn cung hạn chế.

Xuất khẩu đường Thái Lan sang Việt Nam tiếp tục 'chìm đáy'

Dự báo xuất khẩu thủy sản chưa thể hồi phục vào tháng 10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam-Australia

Giá cà phê tháng 9 tăng theo giá thế giới. Ngày 28/9, giá cà phê robusta trong nước tăng 600-700 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,5 1,8%) so với ngày 28/8, lên mức 39.800-40.700 đồng/kg.

Ở thị trường thế giới,sự lo ngại nguồn cung cà phê robusta hạn chế từ khu vực Đông Nam Á và sản lượng cà phê của Brazil giảm đã tác động tích cực lên giá cà phê toàn cầu. Tháng 9, giá cà phê robusta và arabica toàn cầu tăng so với cuối tháng 8.

Trên sàn giao dịch London, ngày 28/9, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 11, tháng 1/2022 tăng lần lượt 5,1%, 6,7% so với ngày 28/8, lên mức 2.121 USD/tấn và 2.115 USD/ tấn.

5508-xuatkhaucaphe
Giá cà phê tiếp tục tăng do khan hiếm hàng (Ảnh minh họa)

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/9, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 12 tăng 0,8% so với ngày 28/8, lên mức 193,65 US cent/pound.

Chỉ trong 9 tháng đầu năm, cháy rừng, hạn hán, băng giá lần lượt đổ bộ và tàn phá vào Brazil khiến nông dân trồng cà phê mất trắng. Dự báo sản lượng cà phê của Brazil năm 2021 giảm hơn 25%, các doanh nghiệp bắt đầu vào cuộc chiến tranh giành nguồn cung.

Sau cơn hạn hán và băng giá, 1,5 triệu km2 cà phê bị hư hại, diện tích này tương đương đất nước Peru. Ngành cà phê Brazil đang phải đối mặt với những tổn thất lên tới 1,3 tỷ pound (gần 600 nghìn tấn) cà phê, lượng cà phê này đủ cho người Mỹ uống trong 4 tháng.

Còn tại Việt Nam, thời gian qua, việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng.

Tình hình càng trở nên "nóng" hơn khi thị trường dần bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và Châu Âu nhằm phục vụ các dịp lễ, tết cuối năm.

Trong khi đó, giá cà phê tại Việt Nam hôm nay (8/10) dao động trong khoảng 39.300 - 40.200 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.100 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.000 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.000 đồng/kg.

Tại Việt Nam, Tây Nguyên là khu vực canh tác cà phê tập trung lớn nhất với diện tích khoảng 560.000ha. Mùa thu hoạch cà phê tại Tây Nguyên thường bắt đầu từ tháng 10 đến cuối tháng 12. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, mỗi năm, các tỉnh Tây Nguyên sử dụng hằng trăm nghìn lao động phổ thông từ các địa phương lân cận. Đơn cử như riêng Lâm Đồng sử dụng 20.000-30.000 lao động.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lực lượng lao động thu hoạch cà phê tại Lâm Đồng nói riêng và toàn khu vực Tây Nguyên nối chung đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Châu - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết: Niên vụ cà phê 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lực lượng lao động thu hoạch cà phê tại địa phương đang bị thiếu hụt từ 40-50% so với nhu cầu.

Trong khi đó, thời điểm trước mùa thu hái gần 1 tháng là lúc nhiều gia đình tại Nông trường IaGrai (huyện Ia kha, Gia Lai) bắt đầu tìm kiếm nhân công từ các tỉnh như Bình Định, Phú Yên,... để chuẩn bị cho mùa thu hoạch sắp đến gần. Thế nhưng năm nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, việc đi lại giữa các tỉnh thành khó khăn thì vấn đề nhân công thu hái cà phê không phải bài toán dễ giải quyết.

Nhằm giảm áp lực thiếu lao động, các địa phương khu vực Tây Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp như: Thành lập các tổ, đội, nhóm xoay vần, đổi công trong thu hái cà phê; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đơn vị lực lượng vũ trang tham gia giúp dân thu hái cà phê; tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm đưa lực lượng lao động ở những vùng không có hoặc ít cà phê tới những vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn…

Minh Phương