Thị trường bất động sản khó xuất hiện đột phá trong 6 tháng cuối năm

Cập nhật: 15:18 | 18/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Với tình trạng thắt chặt kiểm soát y tế, thị trường bất động sản thời gian gần đây chứng kiến sự suy yếu của lực cầu khiến các nhà đầu tư đều ở trong trạng thái dè chừng khi quyết định đầu tư.

Dự báo 6 tháng cuối năm 2020: Khu vực nào của TPHCM sẽ chiếm lĩnh thị

Nếu quý I/2021 ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan cho việc khôi phục thị trường bất động sản thì giữa quý II/2021, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bất ngờ bùng phát mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến nền kinh tế toàn quốc nói chung và thị trường bất động sản nói riêng lâm vào tình cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh lần này cũng đem đến cơ hội chứng minh giá trị và thực lực của những sản phẩm bất động sản chất lượng từ các nhà phát triển uy tín, có tiềm lực tài chính vững chắc trên thị trường.

Chuyên gia bất động sản Sử Ngọc Khương cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường phía Nam gần như chỉ có vài dự án mới ở TP. HCM mở bán - chủ yếu ở phân khúc trung cao cấp và cao cấp. Trong khi đó, các tỉnh thành lân cận bao gồm cả Bình Dương cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai.

Với tình trạng thắt chặt kiểm soát y tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước không có nhiều điều kiện thuận tiện trong việc đi lại, giao thương, thị trường bất động sản thời gian gần đây chứng kiến sức mua giảm, các nhà đầu tư đều ở trong trạng thái dè chừng và thận trọng khi quyết định đầu tư bất động sản.

Nhìn từ bức tranh kinh tế vĩ mô và các tác động xã hội, trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi tình hình dịch bệnh bùng phát. Dù việc thực hiện mục tiêu kép là vừa kiểm soát dịch bệnh và vừa tăng trưởng kinh tế có kết quả, tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề khó khăn.

Vì vậy, từ nay đến cuối 2021, các chuyên gia kinh tế dự báo, thị trường bất động sản sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá do nền kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Mặt khác, nguồn thu nhập hạn chế của đại đa số người dân trong thời điểm này làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm bất động sản.

Ngoài ra, vấn đề pháp lý của các dự án vẫn là câu chuyện kéo dài từ nhiều năm nay dẫn đến tình trạng nguồn cung sơ cấp trên thị trường bị hạn chế. Dù phải chật vật với nhiều thử thách dưới áp lực của dịch bệnh song đây chỉ là sự chững lại ngắn hạn của thị trường bất động sản nhà ở trong nước.

Các chuyên gia và chủ đầu tư đều cho rằng, trong kịch bản thị trường hồi phục, bất động sản nhà ở sẽ là thị trường sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết của người dân. Song mức độ hấp thụ của thị trường sẽ không cao bằng những năm trước đây vì người dân mua nhà để ở thường phải sử dụng một phần vốn vay ngân hàng, chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà ở có giá trị vừa phải tại các đô thị lớn trên toàn quốc.

Kiểm soát 'đường đi' của dòng tiền ra sao?

Kinh tế đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19, kéo theo đó, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, ...

Cảnh báo rủi ro dòng vốn ồ ạt đổ vào bất động sản

Dòng vốn ồ ạt chảy vào bất động sản có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính thanh khoản của các dự án bất ...

TS. Nguyễn Văn Đính: “Thanh Hóa có gốc để tạo nên khác biệt, lực hấp dẫn và tiềm năng lớn”

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi ...

Quân Vương T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm