Thị trường bảo hiểm năm 2022: Đà tăng giảm nhưng tiềm năng còn rất lớn

Cập nhật: 16:12 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 có xu hướng giảm nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tiềm năng là rất lớn trong tương lai. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường ước đạt 51,782 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ trong khi các năm trước tăng từ 20 - 30%.

Những điều cần biết về phí bảo hiểm tiền gửi

Top 5 xu hướng nổi bật của ngành bảo hiểm trong năm 2022

Năm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến tăng trưởng doanh thu chỉ bằng nửa năm ngoái

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), sau nhiều năm có bước tăng trưởng vượt bậc (20-30%), đà tăng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã giảm nhiệt trong năm 2022.

Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường ước đạt 51,782 tỷ đồng, chỉ còn tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm 52,6%, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 16,8%, sản phẩm bảo hiểm liên kết chiếm 19,2%, sản phẩm phụ chiếm 10%.

Ngoài ra, sản phẩm còn lại chiếm 1,5% trong đó bảo hiểm trọn đời chiếm 0,2%, bảo hiểm tử kỳ chiếm 0.6%, bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,1%, bảo hiểm hưu trí chiếm 0,2%, bảo hiểm sức khỏe chiếm 0,38% và bảo hiểm sinh kỳ chiếm 0,0005%.

Bên cạnh đó, phí bảo hiểm khai thác mới 4 tháng năm 2022 giảm 8,2% đạt 15.026 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường bảo hiểm còn lớn trong dài hạn khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam tương đối thấp, tầng lớp trung lưu gia tăng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư chuyển đổi số, cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng sản phẩm mới.

"Tôi tin rằng trong nửa cuối năm, ngành bảo hiểm sẽ tăng tốc trở lại. ngành bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều tiềm năng, tỷ lệ thâm nhập còn thấp, nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng", ông Sang Lee, CEO Manulife Việt Nam cho biết.

Với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trong 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 22.254 tỷ đồng, tăng 13 % so với cùng kỳ, bồi thường 5.946 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 26,7% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).

Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 6.253 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,1% trong tổng doanh thu toàn thị trường, tăng 8,5% so với cùng kỳ, bồi thường 2.269 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 36,3%. Doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 1.536 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,9 %, tăng 8,8% so với cùng kỳ, bồi thường 223 tỷ, tỷ lệ bồi thường 14,6%.

Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 4.717 tỷ đồng, tăng 8,5 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 21,2%, bồi thường 2.045 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 43,4%.

Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 6.901 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31%, tăng 17,9% so với cùng kỳ, bồi thường 1.784 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 25,9%

Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 2.953 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13,3% tăng trưởng 2,6%, bồi thường 637 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 21,6%

Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 2.916 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13,1%, tăng trưởng 23,1%, bồi thường 715 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24,5%.

Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 2.280 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,2%, tăng 20,4%, bồi thường 378 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 16,6%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 636 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,9%, tăng 33,6% so với cùng kỳ, bồi thường 336 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 53%.

Với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, doanh thu đạt 1.041 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.7%, tăng trưởng 17.5%, bồi thường 199 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19.1%.

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 914 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.1%, tăng trưởng 16.6 %, bồi thường 273 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 29.9%.

Ngoài ra, các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 533 tỷ đồng tăng trưởng 7,1%; bảo hiểm hàng không 331 tỷ đồng, tăng 15,9%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính đạt 285 tỷ đồng; tăng 12,9%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 96 tỷ đồng tăng 10,4%; bảo hiểm nông nghiệp đạt 15 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ; bảo hiểm bảo lãnh 11 tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia trong ngành, tăng trưởng thị trường bảo hiểm nhân thọ những tháng đầu năm 2022 giảm nhưng mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam vẫn cao hơn so với cacs thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Về lâu dài tiềm năng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn rất lớn. Điều này có thể khả quan khi mà tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn thấp (đến cuối năm 2021 khoảng 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ)

Ngoài ra các yếu tố khác thúc đẩy như ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), phát triển ứng dụng công nghệ vào bảo hiểm... cũng sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng chia sẻ về việc chấn chỉnh và giảm thiểu thực trạng tư vấn ở các ngân hàng tư vấn không đúng nhu cầu của khách hàng hoặc mua miễn cưỡng để được vay vốn sau đó tiến hành hủy hợp đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)