Thép ơi!

Cập nhật: 11:44 | 21/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Nhiều năm sau sai phạm, CTCP Gang thép Thái Nguyên - TISCO (UpCOM: TIS) hiện vẫn đang loay hoay trên hành trình khôi phục lại sản xuất, đặc biệt là niềm tin đối với thị trường cũng như nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

Ngày 18/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố với 19 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị có liên quan.

Đến ngày 20/12, Cơ quan này đã hoàn tất kết luận điều tra liên quan đến vụ án kể trên. Theo đánh giá, đây là một trong những đại án về kinh tế được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng xếp vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Theo kết luận, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên do CTCP Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS).

Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư được phê duyệt là hơn 3.800 tỷ đồng với đơn vị trúng thầu năm 2007 là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại Luyện kim Trung Quốc (MCC); giá trị hợp đồng trọn gói hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng).

Năm 2012, ông Trần Văn Khâm, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc TISCO đồng thời là người đại diện vốn chính của VNS tại TISCO ký văn bản gửi VNS xin ý kiến chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng và cam kết việc điều chỉnh tổng mức đầu tư này đảm bảo hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở này, năm 2013, VNS xin ý kiến Bộ Công Thương và bộ này có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng - tăng hơn 4.200 tỷ đồng so với ban đầu.

Thép ơi!

Khu nhà máy sản xuất giai đoạn 2 được xây dựng dở dang, bỏ không nhiều năm

Tuy nhiên, sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng, chủ thầu MCC vẫn chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng lại có nhiều văn bản gửi TISCO đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. MCC còn đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng EPC với tổng chi phí tăng thêm là hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Tại vụ án này, bị can Trần Trọng Mừng, Tổng Giám đốc TISCO đã ký văn ban gửi Bộ Công Thương và VNS đề nghị "cho giải quyết đặc cách" phạm vi được điều chỉnh về giá thiết bị và các chi phí khác đối với dự án. Đáng chú ý, ông Mừng không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo người có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền tạm ứng mà "quyết tâm bằng mọi biện pháp tiếp tục thực hiện dự án".

Việc làm của Tổng Giám đốc TISCO khiến dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng (đây là khoản lãi vay hàng tháng TISCO đã trả cho các ngân hàng trên tổng số vốn vay trên 3.000 tỷ để đầu tư dự án).

Cũng liên quan đến vụ việc, ông Mai Văn Tinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNS bị cáo buộc nhận thức rõ hợp đồng trọn gói này không được điều chỉnh giá, không thuộc trường hợp điều chỉnh theo thông thư của Bộ Xây dựng, việc điều chỉnh là vi phạm pháp luật... Tuy nhiên, ông này đề nghị kéo dài thời gian và tăng giá hợp đồng ETC thêm trên 138 triệu USD mà không có cơ sở đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phòng ban tại VNS, TISCO tổ chức đàm phán với nhà thầu và chỉ đạo cán bộ cấp dưới soạn thảo để ký các văn bản điều chỉnh báo cáo; đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho điều chỉnh chi phí dự toán phần C, điều chỉnh hợp đồng ETC tăng thêm 15.57 triệu USD (hơn 340 tỷ đồng).

"Đây là nguyên nhân dẫn đến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư vào dự án; không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, làm dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng", kết luận điều tra nêu.

Xem thêm "Cựu Tổng Giám đốc Gang thép Thái Nguyên gây thiệt hại 830 tỷ đồng thế nào?" tại đây...

Thép ơi!

Theo kết luận điều tra, trong quá trình triển khai dự án, phần lớn bị can là những người có chức trách, nhiệm vụ tại TISCO, VNS và đã đưa ra nhiều quyết định sai phạm như: Không dừng Hợp đồng EPC số 01 để thu hồi tiền đã tạm ứng cho MCC; vi phạm trong việc điều chỉnh Hợp đồng EPC số 01 làm tăng thêm 15,57 triệu USD so với dự toán ban đầu, làm thay đổi bản chất, phá vỡ nguyên tắc quản lý Hợp đồng EPC; vi phạm trong việc lựa chọn thầu phụ...

Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố 14 người từ 10 đến 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí gồm các bị cáo: Mừng, Khâm, Đậu Văn Hùng - cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty thép Việt Nam; Ngô Sỹ Hán - cựu Phó Tổng Giám đốc TISCO; Đặng Văn Tập - cựu Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO); Đồng Quang Dương - cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký dự án TISCO; Nguyễn Trọng Khôi cựu Phó Tổng Giám đốc VNS; Trịnh Khôi Nguyên - cựu Trưởng phòng Đầu tư phát triển VNS; Đỗ Xuân Hòa - cựu Kế toán trưởng TISCO; Lê Thị Tuyết Lan - cựu Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Uông Sỹ Bính - cựu Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Nguyễn Văn Tráng - cựu Ủy viên Ban kiểm soát VNS; Đặng Thúc Kháng - cựu Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát VNS.

5 người bị đề nghị truy tố 7 - 12 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Lê Phú Hưng - cựu Ủy viên HĐQT VNS; Nguyễn Minh Xuân - cựu Ủy viên Hội đồng Quản trị VNS; Nguyễn Chí Dũng - cựu Ủy viên Hội đồng Quản trị TISCO; Hoàng Ngọc Diệp - cựu Ủy viên Hội đồng Quản trị TISCO; Đoàn Thu Trang - cựu Ủy viên HĐQT TISCO.

TISCO còn lại gì?

Nhiều năm sau sai phạm, TISCO hiện vẫn đang loay hoay trên hành trình khôi phục lại sản xuất, đặc biệt là niềm tin đối với thị trường cũng như nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020, TIS ghi nhận mức doanh thu giảm nhẹ 2,5% so với quý III năm ngoái còn 2.105 tỷ đồng; lợi nhuận gộp đạt gần 108 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp đạt 5,1%.

Trong quý III, doanh thu hoạt động tài chính của công ty đạt hơn 336 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái hơn 2,45 tỷ đồng. Doanh thu tài chính công ty ghi nhận từ thu lãi tiền gửi, từ chênh lệch tỷ giá, từ lãi bán hàng trả chậm, cổ tức, lợi nhuận được chia...

Đáng chú ý, chi phí tài chính trong quý giảm sâu đến 15,8 tỷ đồng so với cùng kỳ còn 37,7 tỷ đồng - chủ yếu do giảm chi phí lãi phải trả. Báo cáo tài chính công ty ghi nhận tổng nợ phải trả đến cuối quý hơn 7.385 tỷ đồng - giảm 206 tỷ đồng (gấp gần 4 lần vốn chủ sở hữu - 1.920 tỷ đồng) so với thời điểm đầu năm trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm 110 tỷ đồng xuống còn 2.443 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn giảm 266 tỷ đồng xuống còn 2.034 tỷ đồng.

3149-tis
Nợ phải trả của TISCO sau quý III/2020 gấp gần 4 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này

Các khoản chi khác, quý III TISCO ghi nhận chi phí bán hàng tăng 4 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên mức 12,4 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11,6 tỷ đồng, lên mức 60,4 tỷ đồng.

Những nguyên nhân trên dẫn đến khoản lỗ thuần hơn 2,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh trong khi cùng kỳ ghi dương hơn 3,9 tỷ đồng. Nhờ khoản thu nhập khác hơn 3,1 tỷ đồng chủ yếu từ bán xỉ bùn, thép phế liệu... nên doanh nghiệp đã thoát lỗ và ghi nhận lãi sau thuế 415 triệu đồng – giảm nhiều so với số lãi hơn 3,2 tỷ đồng ghi nhận quý 3 năm ngoái.

Tisco lãi chưa đến 1 tỷ trong quý 3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 16 tỷ đồng - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu thuần đạt 7.009 tỷ đồng - giảm 8,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 60% xuống còn 16 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 14,5 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho đến cuối quý III vẫn còn 1.147 tỷ đồng, giảm 206 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TIS mất dần giá trị 3 năm trở lại đây (từ vùng 12.000 - 14.000 đồng về còn 10.xxx đồng ở thời điểm hiện tại). Mã thậm chí từng rơi về đáy 5.000 đồng hồi tháng 3/2020 vừa qua.

Dù khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường là không nhỏ song nhà đầu tư dường như đã mất niềm tin vào cổ phiếu này khi khớp lệnh trung bình phiên của TIS gần như không đáng kể.

Cổ phiếu TMS lao dốc sau thông tin công ty liên quan đến Chủ tịch muốn thoái sạch vốn

Sau 1 tuần tăng giá mạnh hơn 32% thị giá (từ 28.660 đồng lên 38.000 đồng), diễn biến bán ra thị phần các công ty ...

VN-Index lập đỉnh mới của năm: Tham lam hay sợ hãi?

Với phiên giao dịch bùng nổ đầu tuần, chỉ số VN-Index đã xác lập mức đỉnh mới với 1.066,99 điểm, song áp lực chốt lãi ...

VN-Index tăng mạnh đầu phiên, nhóm chứng khoán, ngân hàng tiếp tục xanh ngát

Tiếp đà hưng phấn từ tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 21/12 với sự tích cực của nhóm cổ ...

Văn Thắng