Thấy gì từ việc khối ngoại tiếp tục mua ròng 2 phiên đầu tháng 8?

Cập nhật: 16:18 | 03/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng mua ròng trong 2 phiên giao dịch đầu tháng 8/2021. Đáng chú ý, thanh khoản tăng khá mạnh trở lại trong 2 phiên này cùng với những động thái tích cực từ các nhóm đầu tư đang giúp VN-Index thuận lợi trở lại mốc 1.330 điểm sau khi phiên giao dịch ngày 3/8 khép lại.

1436-aqs
Hình minh họa (nguồn internet)

Khối ngoại mua ròng mạnh sau 1 năm tháo chạy

Theo thống kê, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng kể từ tháng 7/2020. Đến đầu năm 2021, tình trạng bán ròng vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Riêng tháng 6/2021, khối ngoại bán ròng 4.195 tỷ đồng tính riêng trên sàn HOSE qua đó nâng luỹ kế bán ròng 6 tháng đầu năm 2021 lên mức gần 29.800 tỷ đồng. Tâm điểm của hoạt động xả bán trong thời gian này tập trung nhiều nhất ở các cổ phiếu như HPG, VNM, CTG, VPB, MBB.

Tuy nhiên, bước sang tháng 7, khối ngoại đã quay đầu mua ròng 4.941 tỷ đồng (chỉ tính riêng trên sàn HOSE). Nếu không kể tháng thứ 4 khối ngoại mua ròng nhẹ 182 tỷ đồng, đây là tháng đầu tiên sau 12 tháng khối ngoại mua ròng với giá trị lớn.

Danh sách những mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong tháng qua gồm NVL đứng đầu với giá trị lên đến 1.277 tỷ đồng. Thứ hai là VHM với giá trị 1.148 tỷ đồng; STB 1.115 tỷ đồng và MBB 1.039 tỷ đồng. Các mã khác gồm HPG, MSN, SSI, VNM, GEX, AGG cũng được khối ngoại mua ròng trong tháng 7 vừa qua.

Ở chiều ngược lại, VIC bị bán ròng mạnh nhất với 2.269 tỷ đồng. Đứng thứ hai bị khối ngoại xả ròng là VPB với giá trị 1.080 tỷ đồng. CTG cũng bị bán ròng trên 866 tỷ đồng. Các mã khác bị khối ngoại miệt mài bán như KDH, DCM, PDR…

0647-co

Có cơ sở để trở lại trong nửa cuối năm

Có nhiều lý do để giải thích tình trạng khối ngoại chấm dứt chuỗi ngày miệt mài bán ròng cổ phiếu Việt Nam trong đó định giá thị trường Việt Nam đang được đánh giá hấp dẫn so với nhiều thị trường trong khu vực.

VN-Index tăng trưởng bứt phá suốt 6 tháng đầu năm tuy nhiên, đến đầu tháng 7 Vn-Index quay đầu giảm từ vùng giá 1.420 điểm về vùng giá hơn 1.200 điểm và hiện loanh quanh mốc 1.300 điểm. Trong khi đó, tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường quý II/2021 ở mức 88,6% cùng triển vọng tích cực ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đã đưa chứng khoán Việt Nam về vùng giá hấp dẫn.

Theo thống kê từ VN-Direct, tính đến 30/7, đã có 610 công ty công bố kết quả kinh doanh, tương ứng với 34% tổng số cổ phiếu và 56% tổng vốn hóa toàn thị trường. Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận doanh thu toàn thị trường quý 2/2021 tăng 37%; tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 2/2021 là 88,6%. Đây là mức tăng kỳ lục kể từ đầu đầu năm 2017 đến nay trong đó VN30 có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý II là 83,7%; nhóm HOSE tăng trưởng 83,1%.

Nhờ xu hướng tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh mẽ của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021, mức P/E dự phóng 2021 của chỉ số VN-Index hiện ở mức 16,5 lần, là mức tương đối hấp dẫn so với mặt bằng chung của khu vực. Số liệu từ Bloomberg tính đến ngày 2/8 cho thấy, chỉ số P/E VN-Index là 16.59, tương đương với mức P/E bình quân 5 năm là 16,5 lần, thấp hơn mức P/E 22,0 lần tại đỉnh năm 2018 và mức P/E 19 lần ở thời điểm cuối tháng 6 vừa qua.

Đánh giá về xu hướng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7 vừa qua và dự báo xu hướng 6 tháng cuối năm, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành Khối Đầu tưCchứng khoán và Trái phiếu - VinaCapital cho rằng, rất khó để dự báo chính xác dòng tiền ngoại nhưng tín hiệu chung của thị trường cho thấy khối này chắc chắn sẽ quay lại thị trường Việt Nam bởi có nhiều thông tin hỗ trợ. Tuy nhiên, động thái mua ròng trở lại của khối ngoại có vẻ như đang cho thấy nhóm này có xu hướng quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối năm nay.

Mặc khối ngoại đã bán ròng đến 70% số ngày giao dịch được tính từ đầu năm đến nay, nhưng điều này không có tác động quá lớn đến giá cổ phiếu khi chỉ số VN-Index trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng ấn tượng gần 30% trong đó động lực chính vẫn là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 nhờ vào lực mua từ các nhà đầu tư trong nước.

Hầu hết chuyên gia phân tích cũng dự báo khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng trở lại trong thời gian còn lại của năm nay, dựa trên sự ổn định của kinh tế chính trị, tốc độ phát triển nhanh của các doanh nghiệp niêm yết, sự hấp dẫn về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và bên cạnh đó còn là triển vọng nâng hạng.

Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, tại sàn HOSE trong 6 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 1,5 tỷ cổ phiếu - tương ứng giá trị mua ròng 42.193 tỷ đồng - cao hơn rất nhiều so với mức 1.204 tỷ đồng của 6 tháng cuối năm 2020. Con số mua ròng của đối tượng này còn lên đến 48.240 tỷ đồng nếu chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 3/8/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như MWG, TMS,… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật ...

Phiên chiều 3/8/2021: VND tăng dựng, thị trường tăng hơn 18 điểm

Càng về cuối phiên chiều, diễn biến thị trường càng trở nên tích cực với sự bứt phá mạnh của nhiều nhóm cổ phiếu. Nhóm ...

DIC Corp (DIG) báo lãi ròng 6 tháng tăng 10% nhờ các dự án tại Vĩnh Phúc, Vũng Tàu

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã: DIG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2021 với doanh ...

Quốc Trung