Thấy gì từ nhóm cổ phiếu Logistic sau 1 năm COVID-19?

Cập nhật: 10:11 | 01/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực Logistic như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH… đã ghi nhận mức tăng hàng chục phần trăm; có mã thậm chí đã vượt đỉnh lịch sử.

0907-ah
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 254,6 tỷ USD - tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bất chấp ảnh hưởng dịch COVID-19 cùng việc gia nhập nhiều tổ chức, hiệp định thương mại đã khiến giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu Logistic.

Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH… đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hàng chục thậm chí phần trăm; có mã thậm chí đã vượt đỉnh lịch sử.

Đáng chú ý, dù cổ phiếu đang bứt phá mạnh nhưng không phải doanh nghiệp nào trong lĩnh vực Logistic cũng có kết quả kinh doanh khả quan trong 9 tháng đầu năm. Có thể kể tới như Gemadept khi lợi nhuận 9 tháng đầu năm giảm 32%; Tân Cảng Logistic (TCL) sụt giảm lợi nhuận 15% hay Vận tải Hải An giảm lợi nhuận 9%... Điều này cho thấy đà bứt phá của một số cổ phiếu Logistic đến nhiều hơn từ kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc trong những quý tới khi tình hình COVID-19 được kiểm soát sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một yếu tố có thể khiến cổ phiếu Logistic tăng mạnh thời gian gần đây đến từ việc thiếu hụt container rỗng.

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container và khi chủ hàng đến nhận mới được thông báo báo là chưa có. 43% doanh nghiệp cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu.

VLA cho rằng, việc thiếu hụt container rỗng do cuối năm là mùa cao điểm của xuất khẩu và Việt Nam là nước xuất siêu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi kể trên, đà tăng của nhóm cổ phiếu Logistic thời gian gần đây có thể đến từ kỳ vọng tăng giá bốc xếp hàng hóa container trong bối cảnh giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam đang khá thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Theo hiệp hội Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA), việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doan nghiệp là cần thiết. Mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng 60 - 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực.

Đến thời điểm sau 2025 phải tiệm cận bằng giá dịch vụ trong khu vực. VLA cho rằng đầu năm 2021 khi dịch COVID-19 giảm ảnh hưởng là thời điểm thích hợp bắt đầu lộ trình điều chỉnh giá.

HAGL Agrico có kế hoạch tăng vốn

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã: HNG) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua ...

Tổng Giám đốc VPBank được phân phối 5,7 triệu cổ phiếu ESOP

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa công bố danh sách cổ đông nội bộ và người liên quan tham ...

Một cổ phiếu đường sắt tăng gần 140% sau vài phiên trần

Kết phiên 30/11, cổ phiếu RAT của CTCP Vận tải và Thương mại Đường sắt (UpCOM: RAT) tăng trần lên mức 13.500 đồng. Đây đã ...

Quân Vương