Thành viên HĐQT Dệt may Thành Công dự kiến chi 47 tỷ đồng gom cổ phiếu TCM

Cập nhật: 15:29 | 28/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Thành viên HĐQT CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE – Mã: TCM) đăng ký giao dịch cổ phiếu TCM với mục đích đầu tư cá nhân.

Thành viên HĐQT Dệt may Thành Công dự kiến chi 47 tỷ đồng gom cổ phiếu TCM

Theo đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa, thành viên HĐQT TCM đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu, giao dịch dự kiến được thực hiện ngày 30/6 - 29/7/2022, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Văn Nghĩa sẽ nâng sở hữu tại TCM từ gần 12,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15,667% lên gần 13,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,888%.

Ngược chiều mua, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT TCM đăng ký bán 500.000 cổ phiếu TCM theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 29/6 đến ngày 28/7/2022. Nếu giao dịch thành công, ông Như Tùng chỉ còn nắm giữ 75.042 cổ phiếu TCM, tỷ lệ 0,09%.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, cổ phiếu TCM tăng nhẹ 500 đồng lên 47.500 đồng/cp. Tạm tính với mức giá này, ông Văn Nghĩa sẽ phải chi khoảng 47 tỷ đồng, trong khi ông Như Tùng thu về 23,5 tỷ đồng để mua hoặc bán lượng cổ phiếu TCM như đã đăng ký.

Diễn biến giá cổ phiếu TGG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu TCM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Về hoạt động kinh doanh, TCM đã công bố doanh thu tháng 5 đạt 13 triệu USD (~301 tỷ đồng), giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 501.000 USD (~11,6 tỷ đồng), giảm 29%. Doanh thu tháng 5 đến từ 3 mảng chính, trong đó, sản phẩm may chiếm 77%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 6%.

Lũy kế 5 tháng, doanh thu TCM đạt 77,4 triệu USD (tương đương 1.796 tỷ đồng), tăng 15% và thực hiện 43% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 4,4 triệu USD (tương đương 102 tỷ đồng), tăng 6% và thực hiện 41% kế hoạch năm.

Doanh nghiệp cho biết đã nổ lực gia tăng năng suất và cắt giảm chi phí để bù đắp cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xăng dầu và chi phí logisitic tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

Tính đến đầu tháng 6, Công ty đã nhận gần đủ đơn hàng cho quý III và đang nhận khoảng gần 50% đơn hàng cho kế hoạch quý IV. Đồng thời, doanh nghiệp đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Vĩnh Long 2 và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, Dệt may Thành Công đặt kế hoạch lãi ròng tăng gần 77% so với năm 2021, đồng thời lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng. Cụ thể, TCM lên kế hoạch doanh thu hơn 4.180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 253,8 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 18% và 77% so với kết quả thực hiện trong năm 2021. Mức cổ tức dự kiến cho năm 2022 là 20%.

Theo đó, công ty sẽ điều chỉnh cổ tức với mức 15%/mệnh giá, thanh toán bằng cổ phiếu thưởng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ nhận 15 cổ phiếu thưởng.

Tổng lượng cổ phiếu thưởng Thành Công sẽ phát hành xấp xỉ 11 triệu cổ phần, tương ứng trị giá thanh toán tính theo mệnh giá gần 107 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Thành Công sau khi phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến tăng lên 820,4 tỷ đồng.

Theo TCM, năm 2022 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và doanh nghiệp này nói riêng. Thị trường bán lẻ quần áo thế giới đã dần hồi phục sau khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần nhờ vào việc bao phủ vaccine.

Để thực hiện hóa mục tiêu năm nay, TCM dự kiến đưa vào vận hành nhà máy may số 2 tại khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long với 1.500 công nhân, công suất 9 triệu sản phẩm/năm. Sau khi nhà máy vận hành sẽ đóng góp thêm doanh thu cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

Về mảng bất động sản, đơn vị đang ưu tiên tập trung nguồn lực và phối hợp cùng đối tác để hoàn thành hồ sơ pháp lý, xin giấy phép xây dựng trong thời gian nhanh nhất cho dự án TC1 tại số 37 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

Triển vọng ngành dệt may

Trong báo cáo mới cập nhật về triển vọng ngành dệt may, SSI cho biết trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ) và 2,4 tỷ USD (+ 11% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc).

Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022, do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5 tháng do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao.

Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB như MSH (May Sông Hồng) và TCM (May Thành Công). Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của SSI trước đó nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính.

Theo các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý 4) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Do đó, SSI ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp. Tác động tiêu cực đến doanh thu và biên lợi nhuận có thể xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Diễn biến mới nhất trong vụ Tân Tạo (ITA) bị yêu cầu "mở thủ tục phá sản"

Mới nhất, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) đã lên tiếng về các giao dịch với Công ty Quốc Linh trong ...

Ưu tiên vị thế dài hạn

Dù nhiều nhóm cổ phiếu đã trở về vùng định giá hấp dẫn, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn diễn biến ...

LienVietPostBank tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LBP) vừa thông báo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, qua ...

Quỳnh Nga

Tin liên quan