Thanh Hóa: Dự án nhà máy may gần 300 tỷ đồng có dấu hiệu "chết lâm sàng"

Cập nhật: 12:20 | 24/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Dự án nhà máy may Đông Sơn có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng đã từng là sự kỳ vọng của Đảng bộ chính quyền và nhân dận xã Đông Tiến, các vùng lân cận. Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ và các xã phụ cận.

Thanh Hóa: Cho chuyển đất lúa sang xây dựng cụm công nghiệp Vĩnh Minh

Tin tức đầu tư dự án ngày 16/9: Thanh Hóa chỉ định nhà đầu tư dự án khu dân cư 890 tỷ đồng

Thủy điện nghìn tỷ Hồi Xuân hơn 10 năm xây dựng vẫn chưa thể "hồi xuân"

Thế nhưng niềm vui chẳng kịp tày gang, sau một thời gian ngắn triển khai, dự án này bắt đầu có dấu hiệu “chết lâm sàng”, chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đất, làm mất niềm tin của người dân…

Dự án nhà máy may Đông Sơn có dấu hiệu "chết lâm sàng..."
Toàn bộ khu đất được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty TNHH Thiệu Đô sau khi san lấp mặt bằng xong đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống chưa có bất cứ hạng mục nào ngoài tường bao

Theo tìm hiểu của PV, ngày 15/2/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định 486/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy may Đông Sơn (tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa).

Mục tiêu của dự án là đầu tư nhà máy may xuất khẩu, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Sơn và khu vực lân cận tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 276,7 tỷ đồng với tổng diện tích khoảng 9,9ha thời hạn là 50 năm.

Theo quy mô dự án được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng nhà xưởng sản xuất (diện tích khoảng 8.058 m2), nhà xe công nhân (1.760m2), nhà ăn ca (1.740 m2), trạm biến áp (25 m2), trạm bơm cứu hỏa (56 m2), nhà nồi hơi + nén khí (300 m2), kho vải vụ (100 m2), bể nước ngầm (160 m2), bể xử lý nước thải (120 m2), bể nước mưa (120 m2). Công suất thiết kế 8 triệu sản phẩm sơ mi cắt/năm. Khởi công xây dựng từ quý I/2017, hoàn thành và đưa vào sử dụng quý IV/2017.

Giai đoạn 2, xây dựng nhà xưởng sản xuất (diện tích xây dựng khoảng 7.834m2), nhà kho (2.976m2), nhà để xe công nhân (1.276m2), nhà vệ sinh công nhân (180 m2). Thời gian khởi công xây dựng quý III/2018. Công suất thiết kế 8 triệu sản phẩm sơ mi cắt/năm. Hoàn thành và đưa vào sử dụng quý IV/2019.

Giai đoạn 3, xây dựng nhà xưởng sản xuất (có diện tích khoảng 7.834 m2), nhà kho (1.440 m2), nhà ăn ca (1.740 m2), nhà điều hành 2 tầng (450m2), nhà xe công nhân (2.200m2), nhà vệ sinh công nhân và khu kinh doanh dịch vụ (180m2). Công suất thiết kế 7,2 triệu sản phẩm sơ mi cắt/năm. Thời gian khởi công xây dựng quý III/2020. Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng quý IV/2021.

Xây dựng khu kinh doanh dịch vụ (diện tích khoảng14.230 m2), nhà xe siêu thị (230m2), khách sạn 3 tầng (1.500m2); nhà hàng (2.400m2); siêu thị (1.920 m2); nhà xe khách sạn + nhà hàng (480 m2).

4052-1536-image003
Đến cổng chính của dự án cũng được chủ đầu tư dùng tôn che cỏ mọc um tùm chưa hề có đấu hiệu của

Đến ngày 7/11/2017, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 4258/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho Công ty TNHH Thiệu Đô thuê đất để thực hiện Dự án nhà máy may Đông Sơn.

Tuy nhiên, chủ đầu tư mới chỉ tiến hành thi công san lấp mặt bằng và xây dựng tường rào bao quanh khu đất. Đối với các hạng mục khác của dự án theo giai đoạn 1, giai đoạn 2, mặc dù đã được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhưng đến nay, việc triển khai xây dựng chậm tiến độ gây lãng phí trong việc sử dụng đất, nguồn lực xã hội và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trước thực trạng "chết lâm sàng" của dự án này mới đây, ngày 20/8/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 11485 nêu rõ: UBND tỉnh nhận được Tờ trình số 14/TTr-CtyTĐ ngày 30/6/2020 của Công ty TNHH Thiệu Đô về việc gia hạn thời gian triển khai thực hiện dự án đầu tư nhà máy may Đông Sơn. Trên cơ sở đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4697, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến:

Chưa xem xét gia hạn thời gian thực hiện Dự án nhà máy may Đông Sơn theo đề xuất của Công ty TNHH Thiệu Đô. Yêu cầu Công ty TNHH Thiệu Đô khẩn trương khởi công xây dựng và đưa dự án vào hoạt động đảm bảo quy định. Giao cho UBND huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Sau 31/12/2020, giao Sở Tài nguyên và Môi trương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, kiểm tra việc sử dụng đất thực hiện dự án. Căn cứ điều 64, Luật Đất đai 2013, tham mưu thực hiện dự án đảm bảo quy định, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/1/2021.

Điểm i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013 quy định: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Khoản 1, Điều 15- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:

- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường.

- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh.

- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh.

- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Kiều Vượng

Tin cũ hơn
Xem thêm