Tesla thu hồi gần 12.000 xe điện sản xuất tại Mỹ

Cập nhật: 11:00 | 03/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Hãng sản xuất ô tô điện Tesla Inc của Mỹ đang tiến hành triệu hồi gần 12.000 xe sản xuất trong nước, do lỗi nhận diện và cảnh báo sự cố.

Cẩn trọng với sản phẩm Omiron Calcium tăng chiều cao cấp tốc

Cẩn trọng với những lời 'kêu cứu ảo' trên ứng dụng cứu trợ

Thu hồi toàn quốc lô mỹ phẩm Themaz không đảm bảo chất lượng

Theo chính quyền Mỹ, đây là những chiếc xe được bán kể từ năm 2017 đến nay. Những chiếc xe này có thể đưa ra các cảnh báo sai lầm về những va chạm phía trước, theo đó có thể kích hoạt bất ngờ phanh khẩn cấp tự động.

Tesla cho biết quyết định thu hồi các xe thuộc dòng 11.704 Model S, Xe X, 3 và Y nói trên đã được đưa ra sau khi Tesla tiến hành cập nhật phần mềm đối với các phương tiện thuộc dòng xe hoàn toàn tự lái (Beta) phiên bản giới hạn đã được tung ra thị trường.

Một ngày sau đó, Tesla đã nhận được phản hồi từ khách hàng về những cảnh báo sai và kích hoạt phanh khẩn cấp tự động một cách "ngẫu hứng" liên quan những nhận định sai lầm này. Tesla cho biết đang khẩn trương điều tra về những phản hồi trên, đồng thời phát hành bản cập nhật phần mềm mới để "vá lỗi".

1248-thuhoixe
Mẫu Tesla Model S 2020 của Tesla (Ảnh: tesla.com)

Trước đó, vào hồi tháng 8/2021, Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) cũng đã chính thức mở cuộc điều tra đánh giá an toàn đối với hệ thống tự lái Autopilot của hãng xe Tesla sản xuất trong giai đoạn 2014-2021 gồm các mẫu xe: Model Y, X, S và Model3.

Một ngày sau đó, Tesla đã nhận được phản hồi từ khách hàng về những cảnh báo sai và kích hoạt phanh khẩn cấp tự động một cách "ngẫu hứng" liên quan những nhận định sai lầm này.

Tesla cho biết đang khẩn trương điều tra về những phản hồi trên, đồng thời phát hành bản cập nhật phần mềm mới để "vá lỗi".

Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) đã xác định được 11 vụ tai nạn, trong đó các mẫu xe Tesla đã đâm vào các phương tiện khác khi gặp đèn chiếu sáng, biển chỉ đường phản quang hay các cảnh báo nguy hiểm. Nguyên nhân khiến công nghệ nổi tiếng của Tesla bị đặt nghi vấn và điều tra chính thức là một loạt tai nạn xảy ra tại Mỹ. Đáng kể nhất là vụ việc chiếc Tesla đã gây tai nạn liên hoàn cho xe cảnh sát và xe cứu thương ở bang Arizona.

Đây là lần thứ 2 trong chưa đầy một năm xe Tesla bị điều tra về độ an toàn. Hồi tháng 6, NHTSA thông báo họ đã lật lại hồ sơ để xem xét 30 vụ tai nạn của xe Tesla kể từ năm 2016 khiến 10 người tử vong, nguyên nhân cũng đến từ sự nghi ngờ dành cho tính năng hỗ trợ lái trên xe Tesla.

Cuộc điều tra của NHTSA sẽ nhắm đến khoảng 765.000 xe Tesla ở Mỹ. Cơ quan này sẽ đánh giá các công nghệ và phương pháp được sử dụng để giám sát, hỗ trợ và đảm bảo có sự tham gia của tài xế trong quá trình hệ thống Autopilot vận hành.

Hệ thống hỗ trợ lái tự động là công nghệ hiện đại đang được nhiều hãng sản xuất ô tô trên thế giới tích hợp cho các sản phẩm của mình như một thế mạnh vượt trội nhằm hấp dẫn khách hàng.

Trên thực tế, nhiều người vẫn hiểu sai về hệ thống Autopilot của Tesla, khi cho rằng đó là hệ thống lái tự động. Đây là tập hợp của nhiều chức năng hỗ trợ lái như kiểm soát hành trình thông minh, hỗ trợ giữ làn, hỗ trợ chuyển làn…

Autopilot được xếp hạng là hệ thống tự hành ở cấp độ 2 trong thang đánh giá từ 0 đến 5 của Hiệp hội Kỹ sư Ôtô (SAE). Ở cấp độ 2, người lái được yêu cầu kiểm soát vô-lăng, chân ga và chân phanh để can thiệp trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên nhiều tài xế Tesla không quan tâm đến vấn đề này và hoàn toàn tin tưởng vào chiếc xe của mình.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm