Taxi Mai Linh (MLG) báo lỗ kỷ lục, vượt vốn góp chủ sở hữu

Cập nhật: 11:13 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Tập đoàn Mai Linh (MLG) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2021 với doanh thu thuần 1.064 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2020. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của MLG.

Năm 2021, lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động

Trong kỳ, chi phí lãi vay tiếp tục là gánh nặng của Mai Linh khi chiếm tới 114 tỷ đồng trong khi doanh thu tài chính mang về chỉ gần 33 tỷ đồng.

Kết quả, Mai Linh báo lỗ ròng 254 tỷ đồng trong năm 2021, trong khi năm 2020 con số lỗ chỉ là 173 tỷ. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của MLG.

1224-taxi-mai-linh
Taxi Mai Linh (MLG) báo lỗ kỷ lục, vượt vốn góp chủ sở hữu trong năm 2021. Ảnh: Internet.

3 năm liên tiếp chìm trong thua lỗ đã nâng lỗ lũy kế của Mai Linh lên tới 1.419 tỷ đồng - vượt cả vốn góp của chủ sở hữu 1.246 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ còn ghi nhận thặng dư vốn cổ phần (30 tỷ đồng) và quỹ đầu tư phát triển (63 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu của Mai Linh vẫn còn dương gần 3 tỷ đồng.

Tại 31/12/2021, tổng tài sản của Mai Linh giảm 282 tỷ đồng, xuống mức 4.199 tỷ đồng. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 1.545 tỷ đồng nhưng dự phòng cũng ở mức cao với 145 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lên tới 1.480 tỷ đồng, chiếm 35,29% tổng nợ phải trả và chưa thuyên giảm là bao so với đầu kỳ.

Tương lai nào cho Taxi Mai Linh?

Năm 2022, Tập đoàn Mai Linh (MLG) đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.673 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện tại, Mai Linh phải cố gắng rất nhiều mới hoàn thành được chỉ tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, sự bùng lên mạnh mẽ của nhiều hãng gọi xe công nghệ như Be, Grab... trong nhiều năm qua - vốn là một thách thức trong công cuộc dành thị phần khách hàng của taxi truyền thống vẫn chưa tìm được bài toán để giải.

Bản thân Mai Linh cũng có các dự án chuyển đổi hoạt động kinh doanh taxi từ phương thức truyền thống sang các phương thức hiện đại, đáp ứng các tiện ích cho khách hàng.

Đáng kể như Mai Linh đã ra mắt mắt mô hình xe taxi công nghệ, gồm Smart Taxi và SmartCar. Với mô hình này, khách hàng có thể đặt xe thông qua ứng dụng, qua tổng đài hoặc đón xe ở điểm bất kì. Toàn bộ cước phí sẽ được tính toán và hiển thị trên ứng dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh.

Tuy vậy, kết quả của các giải pháp đó dường như chưa đáp ứng được kỳ vọng. Thực tế, quy mô hoạt động của Mai Linh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận.

Taxi Mai Linh lỗ đậm 185 tỷ đồng, nâng tổng lỗ luỹ kế lên hơn 1.200 tỷ đồng

Mai Linh không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các hãng taxi công nghệ, mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 ...

Chuyển giao công nghệ: Không phải 'cho' là 'nhận'

Thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp Việt trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và ...

Sau Vinasun, đến lượt taxi Mai Linh đòi “bình đẳng” với Uber và Grab

Trước yêu cầu Uber, Grab đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải như taxi truyền thống của hãng Mai Linh, Bộ ...

Văn Toàn