Cụ thể, UBCKNN phạt tiền 100 triệu đồng do không công bố thông tin trên hệ thống của UBCKNN và trang thông tin điện tử của HOSE các tài liệu Báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán và Báo cáo thường niên năm 2021.

Trước đó, ngày 5/5, HOSE đã quyết định chuyển cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC và HAI của Nông dược HAI từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/5.

1448-tap-doan-flc-bi-phat
Tập đoàn FLC bị phạt tiền 100 triệu đồng do không công bố thông tin trên hệ thống của UBCKNN và trang thông tin điện tử của HOSE các tài liệu Báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán và Báo cáo thường niên năm 2021. Hình minh họa

Nguyên nhân là cả Tập đoàn FLC và Nông dược HAI đều chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Theo Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp niêm yết như FLC và HAI phải công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán chậm nhất vào ngày 31/3/2022.

Được biết, bà Bùi Hải Huyền, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, đồng thời là Thành viên HĐQT Nông dược HAI.

Ngày 25/4, Nông dược HAI đã cam kết nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 chậm nhất vào hôm nay 6/5 nhưng hiện website của công ty chưa đăng tải báo cáo này.

Theo báo cáo riêng của công ty mẹ, FLC ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý đầu năm đạt trên 478 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ. Với giá vốn giảm tương ứng, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận gộp gần 94 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do phải trích lập dự phòng đầu tư lên tới hơn 500 tỷ, chi phí tài chính của công ty mẹ FLC tăng mạnh 394% so với cùng kỳ, lên tới 565 tỷ. Khoản dự phòng này đã góp phần đảo chiều lợi nhuận thuần của FLC từ lãi thành lỗ hơn 474 tỷ đồng, tương ứng với lỗ sau thuế trên 478 tỷ đồng.

Sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh với các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết, báo cáo tài chính hợp nhất của FLC tiếp tục ghi nhận mức giảm tương ứng ở nhiều chỉ số: Doanh thu và giá vốn giảm lần lượt 58% và 54% so với cùng kỳ, doanh thu thuần đạt trên 1.085 tỷ (giảm 56%), lợi nhuận gộp lỗ trên 14 tỷ đồng.

Giải trình về kết quả này, FLC cho biết doanh thu giảm do doanh nghiệp đang phải tiến hành tái cơ cấu mảng kinh doanh thương mại. Quan trọng hơn, ảnh hưởng của dịch bệnh với tỷ lệ F0 Covid tăng đột biến trong giai đoạn đầu năm đã làm hạn chế số lượng nhân công trực tiếp thi công, khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ bàn giao một số dự án bất động sản và không kịp ghi nhận doanh thu trong quý I/2022.

FLC và Bamboo Airways vay 2.500 tỉ đồng từ Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Dẫn nguồn từ báo Tuổi trẻ, tại đại hội cổ đông thường niên 2022 tổ chức ngày 23-4, cổ đông Ngân hàng Phương Đông (OCB) tập trung chất vấn về các khoản cho vay của OCB tại hai doanh nghiệp có lãnh đạo mới bị bắt là Tập đoàn FLC và Công ty cổ phần Đại Nam.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi việc ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt cũng là hai sự kiện nóng nhất, thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây.

Trả lời cổ đông về cho vay FLC, tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết ngân hàng định hướng đẩy mạnh mảng bán lẻ, mà một trong những điều kiện phát triển thị trường là phải tạo ra được các hàng hóa để cho vay bán lẻ.

Tập đoàn FLC lại bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm quy định công bố thông tin
Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc OCB, trả lời về kế hoạch thu nợ Tập đoàn FLC và Công ty cổ phần Đại Nam - Ảnh: A.H.

Trong những năm qua OCB đã cho một số nhà phát triển bất động sản vay, ngoài FLC còn có Khang Điền, Nam Long, Sơn Kim Land. Riêng FLC là tập đoàn có nhiều dự án triển khai ở Quảng Ninh, Quy Nhơn, Bình Định, Thanh Hóa.

OCB cho Tập đoàn FLC vay chủ yếu tập trung 2 dự án ở Quảng Ninh. Khi cho vay, ngân hàng căn cứ vào từng dự án cụ thể, phải có đầy đủ pháp lý, giải phóng mặt bằng xong mới cho vay. Các khoản vay này đều có tài sản đảm bảo bằng bất động sản với giá trị trên 2.000 tỉ đồng. Các bất động sản ngân hàng nhận thế chấp có sổ chứ không phải hình thành trong tương lai.

Trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, đây là khách hàng tốt, luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, chưa bao giờ trễ hạn. Tuy nhiên khi xảy ra sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng xác định đây là sự kiện rủi ro lớn không chỉ với FLC và cả các đối tác của FLC.

"OCB xem đây là sự kiện quan trọng và đã tăng cường kiểm soát dòng tiền để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Như chúng tôi đã nói, OCB chủ yếu cho Tập đoàn FLC vay tập trung vào 2 dự án ở Quảng Ninh. Ở hai dự án này, số hàng đã bán và khách hàng đang chuẩn bị trả cho Tập đoàn FLC khoảng 2.400 tỉ đồng, do vậy FLC dư khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài dư nợ cho vay FLC, OCB cũng cho Bamboo Airways vay 1.000 tỉ đồng. Giống như Sacombank, hiện OCB cũng đang thương thảo thu nợ trước hạn dự kiến 1.500 tỉ đồng của Tập đoàn FLC. Tuy nhiên có vài dự án FLC đang triển khai và chuẩn bị chuyển giao cho khách hàng, ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho FLC triển khai để họ bán và thu tiền về.

Đối với Bamboo Airways, nếu hãng hàng không này vẫn hoạt động tốt thì ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho vay chứ không thu hồi nợ sớm. Hiện vụ việc này cũng được báo cáo chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước", ông Tùng thông tin.

Với khoản cho vay tại Công ty cổ phần Đại Nam, ông Nguyễn Đình Tùng thừa nhận các khoản nợ của Đại Nam không đáng lo, tất cả đều có sổ đỏ.

Tuy nhiên, "30 năm làm ngành ngân hàng chưa bao giờ gặp trường hợp như chị Nguyễn Phương Hằng. Nói cách khác, ngân hàng chưa bao giờ gặp rủi ro cho vay theo kiểu như vậy" - ông Tùng chia sẻ với cổ đông.

"Sự việc liên quan FLC và Đại Nam có ảnh hưởng tới kế hoạch tín dụng của ngân hàng thời gian tới, song OCB sẽ kiểm soát tín dụng bất động sản, mở rộng cho vay bán lẻ. Khả năng kiểm soát nợ xấu dưới 1% là khả thi", ông Tùng khẳng định.