Tăng trưởng GDP TP. Hà Nội năm 2020 ước đạt 3,94%

Cập nhật: 16:17 | 28/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương khai mạc vào sáng ngày 28/12, Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Nội Chu Ngọc Anh đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của thành phố.

1455-ca
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, TP. Hà Nội đã triển khai một cách nghiêm túc và chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, về cơ bản thành phố đã đạt được mục tiêu tổng quát, mục tiêu kép với những kết quả quan trọng, toàn diện trong đó nhiều chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

Về thực hiện các chỉ tiêu cân đối lớn về kinh tế, năm 2020, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019.

Kinh tế phục hồi khá nhanh sau hai đợt thực hiện dãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, khi tháng 4 các chỉ số tăng trưởng giảm sâu, sau đó nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5; tháng 8, một số chỉ tiêu giảm so tháng 7 nhưng không giảm nhiều (từ tháng 9 sau đó đã lấy lại đà tăng trưởng).

Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trong quý IV. Kết quả, GRDP quý IV tăng trưởng bứt phá so với các quý trước (quý I tăng: 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng 5,51%). Tính chung GRDP năm 2020 ước tăng 3,94% - cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước trong đó dịch vụ tăng 3,10%, công nghiệp tăng 5,64%, xây dựng tăng 8,66%, nông nghiệp tăng 4,20%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,15%.

Những thành tựu về kinh tế nêu trên cũng nhờ sự thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 8 chỉ số cải thiện tăng hạng.

Đặc biệt, Hà Nội đã triển khai tổ chức Hội nghị "Hà Nội 2020 - hợp tác và phát triển" ngày 27/6, ngay sau khi dịch COVID-19 được khống chế và thiết lập "trạng thái bình thường mới" nhằm thu hút đầu tư, phục hồi và thúc đẩy kinh tế phát triển.

1331-cna
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đáng chú ý, năm 2020 là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức 2 đợt khuyến mại tập trung (tháng 6, 7-2020 và tháng 11/2020). Cùng với đó, hàng loạt hoạt động kích cầu thị trường nội địa như kết nối sản xuất tiêu thụ, các tuần hàng Việt, tuần hàng nông sản các địa phương, sự kiện Hà Nội đêm không ngủ... đã giúp tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tăng mạnh, ước đạt 3.060,7 nghìn tỷ đồng (tăng 7,9% so với năm 2019) trong đó thương mại đạt 2.408,9 nghìn tỷ đồng (tăng 8,9%); dịch vụ đạt 593,4 nghìn tỷ đồng (tăng 7,3%), bù đắp cho phần sụt giảm của dịch vụ, khách sạn, nhà hàng (52,3 nghìn tỷ đồng, giảm 15,2%) và du lịch lữ hành (6,1 nghìn tỷ đồng, giảm 49%).

Đặc biệt, trong năm 2020, nông nghiệp của Hà Nội đã đạt mức tăng 4,2%, cao nhất trong nhiều năm qua, trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III và ước quý IV/2020 tăng cao (tương ứng đạt 7,89% và 5,32%) đã bù đắp cho quý I và quý II/2020. Lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp 0,09% tốc độ tăng GRDP của Hà Nội.

Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, công nghiệp và xây dựng quý IV/2020 dự kiến đạt 7,4%, đã bù đắp cho quý II và III/2020; tính chung cả năm ước tăng 6,39% và đóng góp 1,43% tốc độ tăng GRDP.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,58% (chiếm trên 90% ngành công nghiệp), cho thấy, sản xuất công nghiệp tiếp tục được tái cơ cấu mạnh mẽ... Mặc dù các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giao thương ngưng trệ, song kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội ước đạt 16,04 tỷ USD (tăng 2,2% so với năm 2019).

Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, sang năm 2021, TP. Hà Nội sẽ thực hiện năm chủ đề: "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5% trong đó tiếp tục tập trung thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc triển khai kết hoạch đầu tư công trung hạn, theo Điều 89, Luật Đầu tư công, hiện nay có bất cập là dự án cho 2 kỳ kế hoạch đầu tư liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị, tổng mức đầu tư của chương trình dự án được thực hiện kế hoạch đầu tư công của giai đoạn sau không vượt quá 20% giai đoạn trước; về Quy hoạch Hà Nội 10 năm 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 liên quan đến bố trí vốn, thẩm định dự toán; kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Nghị quyết 97 của Quốc hội thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội...

Tăng trưởng GDP năm COVID-19 và một thực tế khác ở Việt Nam

Số liệu mới được công bố cho thấy, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trên thế giới trong ...

PGS TS Phạm Thế Anh: 'Mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm sau khá thách thức'

Quốc hội vừa giao chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng năm 2021 trong đó tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 6%. Trao ...

Giá cà phê hôm nay 18/12: Tiếp đà tăng trưởng

Giá cà phê hôm nay ghi nhận tại thị trường trong nước giá thu mua dao động từ 32.900 - 33.300 đồng/kg. Cà phê Robusta ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm