Tăng trưởng GDP năm COVID-19 và một thực tế khác ở Việt Nam

Cập nhật: 07:09 | 28/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Số liệu mới được công bố cho thấy, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.

gdp-tang-truong-2-91-nam-nay81-3019-1609
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố tại họp báo chiều 27/12 cho thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn nền kinh tế năm 2020 ước đạt 2,91% (riêng quý IV/2020 tăng 4,48%). Đây đều là mức tăng trưởng quý và năm thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.

Trước đó, kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào sáng ngày 2/10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5 - 3% trong năm 2020...

Như vậy, việc tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam đạt 2,91% đã hiện thực hóa được nhiệm vụ mà người đứng đầu Chính phủ đặt ra đối với toàn ngành kinh tế.

Tổng cục Thống kê cho biết, có được kết quả khả quan như vừa nêu là nhờ việc kiểm soát chặt chẽ được dịch COVID-19, nền kinh tế từng bước khôi phục trở lại trong điều kiện bình thường mới và việc hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế trong quý IV cao hơn 1,86 điểm phần trăm so với quý III trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6% và khu vực dịch vụ tăng 4,29%.

Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là gì? Nhiệm vụ chủ yếu

Ngày 21/12, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 2,8% năm nay trong bối cảnh nền kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng -4% do phải chịu tác động của dịch COVID-19 - cú sốc lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.

WB cho rằng, Việt Nam có được kết quả này là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực trong nước và xuất khẩu. Không những Việt Nam kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế. Ví dụ như chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau 3 năm thắt chặt tài khoá, giải ngân đầu tư công cũng tăng 40% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, ADB cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ mức 1,8% lên 2,3% nhờ đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng.

Mặc dù dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 của VEPR (tăng 2,6 đến 2,8%) khả quan hơn so với NCIF (2,48%) nhưng VEPR cũng không chắc chắn trước thực tế bệnh dịch ở các trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng của thế giới tái bùng phát mạnh mẽ, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới buộc phải tái phong tỏa xã hội. Vì vậy, VEPR đưa ra kịch bản thứ hai là GDP năm 2020 chỉ tăng 1,8 - 2,0%.

PGS TS Phạm Thế Anh: 'Mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm sau khá thách thức'

Quốc hội vừa giao chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng năm 2021 trong đó tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 6%. Trao ...

Giá cà phê hôm nay 18/12: Tiếp đà tăng trưởng

Giá cà phê hôm nay ghi nhận tại thị trường trong nước giá thu mua dao động từ 32.900 - 33.300 đồng/kg. Cà phê Robusta ...

NCIF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 2,5%

Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm