Tâm lý NĐT chứng khoán: Đứng ngoài quan sát sợ lỡ điểm mua, bắt đáy sợ hụt đáy

Cập nhật: 16:32 | 28/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên thứ 2 liên tiếp lội ngược dòng hồi phục sau 3 tuần trượt dài, sắc xanh tím cũng trở lại trên nhiều cổ phiếu. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn không hề có sự cải thiện, thậm chí tiếp tục "mất hút".

2952-dao-d

Phiên 27/4/2022 ghi nhận giá trị khớp lệnh trên HOSE chỉ ở mức 12.975 tỷ đồng - thấp nhất kể từ phiên 28/7/2021 (11.413 tỷ đồng).

Tạm kết phiên sáng 28/4/2022, thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì ở mức rất thấp. Tổng giá trị khớp lệnh chỉ đạt 8.240 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE đạt 7.104 tỷ đồng.

Trên diễn đàn chứng khoán, một nhà đầu tư đã giải thích thực tế này như sau:

"Thị trường sắp tới kỳ nghỉ lễ dài nên tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn, những ai đã mua ở giá đáy mấy phiên trước thì chưa muốn bán. Những ai cầm tiền chưa mua được giá thấp phiên trước thì lại chờ những cú điều chỉnh mạnh trước lễ hoặc sau lễ để vào hàng.

Thêm vào đó, việc mùa báo cáo tài chính quý I/2022 đã dần vén màn nên sắp tới là giai đoạn thị trường trống thông tin, thị trường khó bứt được.

Theo dự đoán, hiện tại dòng tiền cá nhân đang gửi ở các công ty chứng khoán rất lớn, MMS sẽ phải cố gắng kéo dòng tiền cá nhân này vào thị trường để kích thanh khoản. Cách hay nhất để làm được điều này chính là phải kéo chỉ số thật mạnh sau lễ để kích thích tâm lý nhà đầu tư trước khi tạo pha bùng nổ.

Vậy kích thích tâm lý như thế nào?

Cách kích thích tâm lý tốt nhất là phải chọn những ngành có thanh khoản lớn, giá đã tích lũy dài như chứng khoán hay bank".

Thực tế, thanh khoản thấp có thể do nhà đầu tư e ngại xuống tiền trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2022 sắp tới trong khi lực bán cũng đã vơi bớt sau giai đoạn dò đáy trước đó.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, ngay cả trước kỳ nghỉ kéo dài hơn như Tết Nguyên Đán, thanh khoản thị trường cũng không xuống đến mức thấp như thế này.

Thực tế, thanh khoản thấp tại vùng đáy không phải điều quá khó hiểu thế nhưng ngay cả trong nhịp rơi sâu đến hơn 200 điểm trước đó, dòng tiền vẫn tỏ ra "thờ ơ". Giá trị khớp lệnh trên HOSE không thể tạo ra đột phá và gần như chỉ quanh quẩn dưới ngưỡng 1 tỷ USD. Đây là một hiện tượng hiếm thấy trong hơn 2 năm kể từ khi làn sóng nhà đầu tư mới F0 đổ bộ vào chứng khoán.

Thông thường trong những phiên thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư giao dịch rất sôi động, thậm chí từng không ít lần đẩy giá trị khớp lệnh trên HOSE lên trên 30.000 tỷ đồng.

Gần đây nhất có thể kể đến như phiên 28/3, VN-Index mới chỉ dao động trong biên độ 23 điểm nhưng giá trị khớp lệnh trên HOSE đã vượt 30.400 tỷ. Trước đó vào phiên 24/2 khi VN-Index rung lắc trong biên độ 39 điểm, giá trị khớp lệnh trên HOSE cũng tăng đột biến lên đến gần 33.900 tỷ đồng.

Xa hơn, hồi đầu tháng 1/2022 – thời điểm VN-Index đang giao dịch quanh vùng đỉnh, nhà đầu tư cũng không ngại đua lệnh và thường xuyên đẩy thanh khoản lên rất cao. Vì thế, việc nhà đầu tư không mấy mặn mà nhập cuộc khi phần lớn cổ phiếu đều đã chiết khấu hàng chục % sau 3 tuần lao dốc lại càng khó giải thích đặc biệt khi lượng tài khoản mở mới vẫn liên tục tăng và lập kỷ lục.

Riêng trong tháng 3, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 270.217 tài khoản chứng khoán, con số kỷ lục từ trước đến nay và vượt xa đỉnh cũ đạt được vào tháng 12/2021. Tính chung 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới tổng cộng hơn 676.500 tài khoản chứng khoán, gần gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020.

Tính đến cuối quý I/2022, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 100.000 tỷ đồng - tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm cuối tháng 3. Vậy nhà đầu tư còn đang chờ đợi điều gì?

Có một điều dễ thấy rằng, trong các nhịp giảm điểm của thị trường chung, một số công ty chứng khoán, một số chuyên gia đã liên tục kêu gọi nhà đầu tư ngừng bán và đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, nếu cứ đứng ngoài quan sát trong bối cảnh thị trường được cho là sẽ hồi phục (đến trước khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu) thì nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh, điểm mua ngắn hạn (thích hợp) sẽ mất đi.

Lấy ví dụ như nhóm cổ phiếu họ FLC, sau khi đồng loạt rơi về vùng giá 3.xxx đồng, nhóm này đã tăng mạnh từ 15 - 25% chỉ sau 5 phiên giao dịch.

Vì điều này, việc bắt đáy hay không có chăng phụ thuộc nhiều vào quyết định của các chứng thủ thay vì ngồi dự đoán đáy của thị trường.

Tăng cường giám sát, chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động ...

Chuyên gia SSI Research: Cơ hội đầu tư mới đang mở ra

Trong xu hướng uptrend của thị trường 2 năm qua, nhiều nhà đầu tư chưa từng trải qua một giai đoạn thị trường giảm quá ...

Đưa 2 vụ án nổi cộm về chứng khoán, trái phiếu vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất bổ sung hai vụ án đang gây tác động ...

Hiền Ngô

Theo Kiến Thức Đầu Tư