Chậm tiến độ dự án tiền tỷ tại Thanh Hóa:

Sun Việt, Xây dựng công trình đường sắt - đường bộ Bắc Miền Trung bị gọi tên

Cập nhật: 07:00 | 09/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Mặc dù đã được UBND tỉnh Thanh Hóa rót thêm gần 80 tỷ đầu tư xây dựng hoàn thành cầu Bến Kẹm, huyện Bá Thước nhưng đến nay dự án này vẫn thi công kiểu “rùa bò” khiến chủ đầu tư phải gửi “tối hậu thư” yêu cầu các nhà thầu tập trung nguồn lực triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết.

Thanh Hóa có thêm 2 cụm công nghiệp gần 700 tỷ đồng

Thanh Hóa thông báo hủy kết quả sơ tuyển 5 dự án, nhà đầu tư băn khoăn cơ sở pháp lý

Cổ phiếu đứng trước nguy cơ hủy niêm yết, Công ty HUD1 giải trình ra sao?

Theo tìm hiểu của PV, ngày 16/9/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 3635/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án hoàn thành cầu Bến Kẹm bắc qua sông Mã huyện Bá Thước. Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông 2 Thanh Hóa nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư được phê duyệt lần này là gần 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Thanh Hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Sun Việt, Xây dựng công trình đường sắt - đường bộ Bắc Miền Trung bị gọi tên
Mặc dù chủ đầu tư đã nhiều lần gửi “tối hậu thư” yêu cầu các nhà thầu tập trung nguồn lực triển khai theo đúng tiến độ nhưng tình trạng thì công vẫn như “rùa bò”

Thời gian thi thực hiện gói thầu trên là 12 tháng (từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022). Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn thi công kiểu “rùa bò” khiến chủ đầu tư phải gửi “tối hậu thư” yêu cầu các nhà thầu tập trung nguồn lực triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết.

Theo Công văn số 2017/BQLDA-ĐHDA3 ngày 21/10/2022, đã qua 10 tháng triển khai thi công, sản lượng mới đạt khoảng 35 tỷ/64,2 tỷ đồng (đạt 54,5% khối lượng hợp đồng). Đặc biệt là đối với hai nhà thầu phụ tiến độ đang rất chậm, trong khi thời gian thực hiện là 12 tháng.

Cụ thể, Công ty CP Sun Việt hiện đạt 7 tỷ/26,5 tỷ đồng (đạt 26%); khối lượng còn lại chưa hoàn thành gồm 2 trụ (T2 & T3), 3 phiến dầm I28, lao lắp và hệ mặt cầu 3 nhịp (M0 đến T3); phần đường đầu cầu từ Km0+320 - Km0+664, tuyến nhánh N1, N2, các công trình trên tuyến. Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình đường sắt, đường bộ Bắc Miền Trung hiện được 0,7 tỷ/5 tỷ đồng (đạt 14%).

Sun Việt, Xây dựng công trình đường sắt - đường bộ Bắc Miền Trung bị gọi tên
Công ty CP Sun Việt đến ngày ngày 21/10/2022 mới thực hiện được 7 tỷ/26,5 tỷ đồng (đạt 26% khối lượng).

Khối lượng còn lại chưa thi công gồm: phần đường bên phía mố M8 từ Km1+120 - Km1+425, tuyến nhánh N3 và các công trình trên tuyến.

Ban QLDA đã nhiều lần tổ chức kiểm tra hiện trường, họp để kiểm điểm tiến độ và có các văn bản nhắc nhở, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công (cụ thể tại các văn bản: Thông báo kết luận của Giám đốc Ban số 835/TB BQLDA ngày 06/5/2022 và các văn bản số: 1600/BQLDA-ĐHDA ngày 26/8/2022; 1891/BQLDA-ĐHDA ngày 4/10/2022). Tuy nhiên, đến nay các nhà thầu vẫn chưa tập trung, huy động nhân lực, thiết bị, vật liệu để triển khai thi công theo chỉ đạo, yêu cầu của Ban QLDA, dẫn đến tiến độ rất chậm, đặc biệt là phần khối lượng của 2 nhà thầu phụ như: Trụ T2 & T3, phần đường đầu cầu và công trình thoát nước.

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình trước ngày 31/12/2022 theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh; Giám đốc Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa kiểm điểm, phê bình đối với 2 nhà thầu phụ là: Công ty CP Sun Việt và Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình đường sắt, đường bộ Bắc Miền Trung chưa nghiêm túc triển khai, thực hiện các chỉ đạo của Ban QLDA, làm chậm tiến độ thi công gói thầu.

Yêu cầu các đơn vị lập lại tiến độ thi công chi tiết (theo ngày, tuần, tháng) đối với phần khối lượng còn lại, đảm bảo hoàn thành công trình trước 25/12/2022 gửi về Ban QLDA trước ngày 24/10/2022 để xem xét, phê duyệt làm cơ sở theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công.

Yêu cầu đối với 02 nhà thầu phụ là Công ty CP Sun Việt và Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình đường sắt, đường bộ Bắc Miền Trung. Đối với Cty Sun Việt trước ngày 24/10/2022 phải bố trí đủ nhân lực, thiết bị, vật liệu có mặt tại công trường để triển khai thi công hệ sàn đạo Trụ T3, đúc tấm bản mặt cầu, đường đầu cầu từ Km0+320 Km0+664 và các công trình trên tuyến.

Đối với Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình đường sắt, đường bộ Bắc Miền Trung, trước ngày 24/10/2022 phải bố trí đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị, vật liệu… có mặt tại công trường để triển khai thi công phần đường bên phía mố M8 từ Km1+120 - Km1+425 và các công trình trên tuyến. Trong quá trình thi công các nhà thầu phải tuyệt đối thực hiện nghiêm ngặt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm hoặc sự cố (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Định kỳ (thứ 6 hàng tuần và ngày 25 hàng tháng) các đơn vị báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện gửi về Ban thông qua phòng Điều hành dự án 3 để theo dõi, đánh giá, đôn đốc quá trình thực hiện. Nếu sau ngày 24/10/2022, Ban kiểm tra hiện trường, nhà thầu nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm tiến độ, Ban sẽ điều chuyển khối lượng và yêu cầu nhà thầu chính thi công; đồng thời sẽ xem xét xử lý trách nhiệm của các nhà thầu theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật.

Sun Việt, Xây dựng công trình đường sắt - đường bộ Bắc Miền Trung bị gọi tên
Nhiều hạng mục dự án vẫn còn dang dở

Được biết năm 2009, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt dự án cầu Bến Kẹm tại địa phận các xã Điền Lư, Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là loại công trình giao thông cấp 3, tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu khoảng 1.425 mét. Dự án do Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư với số vốn thực hiện hơn 75 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là kết nối giao thông thông suốt trên tuyến đường tỉnh 523B (đường Cẩm Tú - Điền Lư), từng bước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

Sau vài năm thi công công trình đã bị bỏ dở gần 10 năm do thiếu vốn. Từ đó đến nay người dân sống tại các xã Điền Lư, Lương Ngoại Lương Nội, huyện Bá Thước phải đi nhờ qua cây cầu của Nhà máy thủy điện Bá Thước 2. Tuy nhiên, bề rộng và tải trọng thiết kế của cầu không đáp ứng nhu cầu tải trọng của xe qua lại chỉ phục vụ cho công tác đi lại nội bộ, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành Nhà máy thủy điện.

Tại thời điểm tạm dừng thi công, công trình đã hoàn thành 46/57 cọc khoan nhồi đường kính 1 m, đúc xong 7/32 phiến dầm, thi công xong 1/2 mố, 4/7 trụ đang thi công dang dở bệ trụ T3 và khoan cọc nhồi trụ T4 với tổng vốn đã đầu tư thi công là gần 30 tỷ đồng.

Được rót thêm gần 80 tỷ dự án Cầu Kẹm vẫn thi công “rùa bò”
Dự án xử lý khẩn cấp sạt lở (ở xã Trung Thành, huyện Quan Hóa) tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư 37 tỷ từng gây xôn xao dư luận do Công ty CP Sun Việt thi công

Theo tìm hiểu được biết một trong hai nhà thầu phụ được BQLDAĐTXDCTGT Thanh Hóa nêu tên tại dự án này là Công ty CP Sun Việt (có địa chỉ tại phường Đông Cương, TP.Thanh Hóa) đã từng được báo chí nêu tên tại Dự án xử lý khẩn cấp sạt lở (ở xã Trung Thành, huyện Quan Hóa). Dự án được nhà thầu thi công từ tháng 4/2021 nhưng đến ngày 23/9/2021 UBND tỉnh Thanh Hóa mới có Quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư gần 37 tỉ đồng.

Mục tiêu của dự án này là, nhằm khắc phục tình trạng sạt lở, đảm bảo an toàn lâu dài cho cụm công trình như bưu điện xã, đường điện 0,4Kv... Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 12/2021 nhưng chỉ được thời gian ngắn thì nhiều hạng mục công trình đã bắt đầu nứt gãy hư hỏng, sụt lún đe dọa các cụm công trình phía dưới như bưu điện xã, đường điện 0,4Kv....

Nhật Nam

Tin liên quan