Standard Chartered: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3%

Cập nhật: 11:25 | 23/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Trong Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II với chủ đề “The aftershock” (tạm dịch: “Dư chấn”) vừa được Ngân hàng Standard Chartered công bố, ngân hàng này đã dự báo mức tăng 3% đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.

2334 tr
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo ngân hàng này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay với động lực chính đến từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế. Các thách thức từ nền kinh tế toàn cầu sẽ một phần nào đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu, chỉ sau Singapore; tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP của Việt Nam ở mức 198%, nằm trong nhóm cao nhất châu Á trong đó xuất khẩu hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn.

"Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 3%. Các công cụ tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thực hiện trong nửa cuối năm có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tiến gần hơn tới mục tiêu 4 - 5% do Chính phủ đặt ra”, ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered nhận định.

Các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự đoán, hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ cải thiện trong nửa cuối năm khi nhu cầu thế giới phục hồi, mặc dù khó có thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ gia tăng trong ngắn hạn nhờ sức cầu từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu yếu ớt trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại. Tăng trưởng nhập khẩu có thể sẽ thấp hơn xuất khẩu, do đó, cán cân thương mại dự kiến sẽ tiếp tục thặng dư.

Nghiên cứu cũng dự đoán dòng vốn FDI sẽ sụt giảm trong năm nay, đạt 13 tỷ USD, trước tác động của tình trạng bất ổn gia tăng và tâm lý đầu tư ảm đạm trên toàn cầu. Các biện pháp của Chính phủ sẽ hỗ trợ dòng vốn FDI trong nửa cuối năm.

Bên cạnh đó, sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất không yêu cầu công nghệ cao sang Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm do yếu tố tâm lý đầu tư, từ đó, hỗ trợ dòng vốn FDI.

ciem tang truong kinh te viet nam nam 2020 se trong khoang 21 26

Trước đó, nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng đã tiến hành phân tích và đưa ra các con số về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 này.

Cụ thể, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 với mức tăng trưởng được dự báo trong khoảng 2,1 - 2,6%...

Theo đó ở kịch bản đầu tiên, trong trường hợp kinh tế toàn cầu suy giảm nặng nề, CIEM dự báo, tăng trưởng GDP là khoảng 2,1%.

Các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đều giảm so với năm 2019, trong đó xuất khẩu cả năm có thể giảm 3,1%, thặng dư thương mại theo đó ước đạt 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, lạm phát vẫn có khả năng vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, đạt 4,3%.

Ở kịch bản 2, mức tăng trưởng có triển vọng sáng sủa hơn với dự báo tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt 2,6%, tăng trưởng xuất khẩu giảm thấp hơn kịch bản 1, dự kiến giảm 1,9%, thặng dư cán cân thương mại đạt cao hơn, khoảng 2,1 tỷ USD trong năm 2020.

Ðáng chú ý, lạm phát trong kịch bản 2 vẫn ở mức khá cao so với mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra khi có thể lên tới 4,5%. Do đó, ở kịch bản này, lạm phát là yếu tố cần được theo dõi để có các giải pháp kiểm soát phù hợp, tránh để ảnh hưởng tới mục tiêu điều hành giá cả cũng như tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, tại báo cáo mới đây của Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu HSBC về triển vọng kinh tế Việt Nam, khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam là "chưa bao giờ hết gây ngạc nhiên".

Theo đó, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 lên 3% thay vì mức 1,6% như dự báo trước đó. Ngoài ra, HSBC cũng giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2021 từ mức 9,1% xuống còn 8,5%.

Ðánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho rằng, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể chịu ảnh hưởng cộng hưởng của một số yếu tố.

Ðáng lưu ý là dự báo khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch COVID-19 là rất lớn, nên nền kinh tế còn diễn biến bất định và khó lường.

Bên cạnh đó, theo ông Dương, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.

Chứng khoán VNDirect báo lãi quý II tăng trưởng 247%

CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE – Mã: VND) vừa công bố báo cáo tài chính Quý II/2020 với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh ...

NCB duy trì tăng trưởng ổn định

Trong 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng gấp 2,6 lần ...

Tác động từ kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản đối với ngành ngân hàng

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm