3431-bidv
Hình minh họa

Đồng thời, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng cũng được kỳ vọng tăng 7,2%. Dự báo này được SSI Research đưa ra dựa trên ba giả định.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng của BIDV dự báo đạt 10% và tăng trưởng tiền gửi (bao gồm giấy tờ có giá) đạt 11,8% so với đầu năm.

Thứ hai, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ước tính chỉ tăng 0,04 điểm %. Điều này đến từ áp lực huy động vốn để tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động (LDR) đạt 85% và việc phát hành trái phiếu cấp 2 hỗ trợ tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu của BIDV được dự báo giảm xuống 1,6%; tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đi ngang ở mức 88% và chi phí dự phòng giảm 10% so với cùng kỳ, tương đương 2.300 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong báo cáo, SSI Research cũng nhận định áp lực tăng vốn đã quay trở lại với BIDV. Cụ thể, sau đợt tăng tốc tín dụng cuối năm ngoái và quyết định chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%, hệ số CAR của BIDV đã giảm từ mức 8,77% thời điểm cuối năm 2019 xuống 8,34% vào cuối năm 2020.

Báo cáo cho biết tỷ lệ vốn cấp 1 của BIDV chỉ đạt 5,88%, trong khi số dư trái phiếu cấp 2 đã gần đến giới hạn. Với hệ số CAR hiện tại, nhóm phân tích ước tính BIDV có đủ vốn để tăng trưởng tín dụng trong năm 2021, nhưng việc tăng vốn là rất cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai.

Ngân hàng đã có kế hoạch phát hành tối đa 8,5% vốn điều lệ năm 2019, tương đương gần 342 triệu cổ phiếu, thông qua phát hành công khai hoặc riêng lẻ trong giai đoạn 2020 - 2021. SSI Research đánh giá việc huy động vốn sẽ là động lực chính cho BIDV trong giai đoạn hiện nay.