"Sóng" ở FCN

Cập nhật: 14:53 | 25/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngay sau thông tin tích cực đến từ những khẳng định của lãnh đạo công ty, kèm theo kế hoạch phát hành tăng vốn với mệnh giá cao hơn mức giá ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu FCN ngay lập tức được đẩy lên sát mức giá trần trong phiên giao dịch ngày 25/9 cùng khớp lệnh cuối phiên tăng đột biến...

4939-xd
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tại buổi analyst meeting diễn ra vào ngày 24/9, CTCP Fecon (HOSE: FCN) đã có những chia sẻ về triển vọng ngành xây dựng hạ tầng, công nghiệp và xu thế phát triển năng lượng tái tạo cũng như kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2025.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, Fecon dự kiến ký kết và triển khai 3.200 tỷ giá trị hợp đồng trong mảng công trình ngầm, doanh thu chính đến từ các dự án Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM.

Ngoài ra, công ty dự kiến ký kết và triển khai 3.920 tỷ đồng giá trị hợp đồng trong mảng xây dựng hạ tầng, 1/3 số đó đến từ các dự án năm trong tuyến cao tốc Bắc – Nam. Giai đoạn này, Fecon cũng dự kiến ký kết và triển khai 16.400 tỷ đồng giá trị hợp đồng với hơn 10 dự án lớn trong lĩnh vực nền móng và xây dựng công nghiệp.

Fecon đặt mục tiêu đến năm 2025, Fecon trở thành Tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 10.000 tỷ và 825 tỷ đồng.

Fecon cho biết doanh thu sẽ được tạo ra chủ yếu từ doanh thu hoạt động xây dựng. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ tăng dần tỷ trọng trong những năm tới. Tỷ suất lợi nhuận được cải thiện dần nhờ quản lý chi phí hiệu quả, với tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 14% - 15% và tỷ suất lợi nhuận ròng khoảng 10%.

Tại Việt Nam, Fecon là một trong những tập đoàn xây dựng hàng đầu, hiện hoạt động trong 2 mảng xây lắp (nền móng, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp) và đầu tư (giao thông, khu công nghiệp, đô thị, năng lượng tái tạo). Đây là những lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng cũng như chính sách hỗ trợ.

Nền móng là mảng hoạt động truyền thống của Fecon, đóng góp lớn nhất vào hoạt động công ty khi chiếm tới 81% doanh thu năm 2019. Trong khi đó, công trình ngầm là lĩnh vực đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua với tốc độ bình quân 103%/năm.

Trong quý III, Fecon cho biết giá trị hợp đồng ký mới đến tháng 9/2020 là 4.100 tỷ đồng. Doanh thu 9 tháng đầu năm ước đạt 2.190 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 86 tỷ đồng. Như vậy trong quý III, doanh thu Fecon ước đạt 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng.

Chia sẻ về hoạt động kinh doanh quý III, lãnh đạo Fecon cho biết kết quả này vẫn thấp hơn đôi chút so với kỳ vọng của công ty (mục tiêu doanh thu 2.500 tỷ đồng trong quý III). Dù vậy, điểm tích cực là các lĩnh vực cốt lõi như nền móng đã phát huy được vai trò trong giai đoạn khó khăn bởi dịch COVID-19 vừa qua. Bên cạnh đó, Fecon cũng liên tiếp trúng thầu các dự án trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng.

Mới nhất, công ty vừa công bố trúng thầu gói thầu thi công hầm chúi Lê Văn Lương, Vành đai 3 tại Hà Nội có giá trị hơn 290 tỷ đồng.

3157-fcn
Thông tin trúng thầu vừa được FCN công bố

Lãnh đạo Fecon cũng tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 (doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 233 tỷ đồng) bởi quý IV là cao điểm trong hoạt động kinh doanh, thường mang về 40% doanh thu cho công ty.

Về việc phát hành cổ phần tăng vốn, Fecon dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ 32 triệu cổ phiếu với mức giá tối thiểu 15.000 đồng/cổ phiếu, thu về tối thiểu 480 tỷ đồng để tăng quy mô, thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025.

Mức giá phát hành này cao hơn đáng kể so với thị giá FCN hiện nay (gần 11.000 đồng/cổ phiếu). Lãnh đạo Fecon cho biết công ty đang tìm kiếm đối tác phát hành là các công ty trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng từ Nhật Bản. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4 năm nay.

Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng và năng lượng tái tạo

Lĩnh vực xây dựng hạ tầng được đánh giá nhiều tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới bởi việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là cần thiết và được ưu tiên để thu hút đầu tư sản xuất từ các doanh nghiệp FDI.

Giá trị ngành xây dựng Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng bình quân 10,15% trong giai đoạn 2014 - 2024. Đô thị hóa và công nghiệp hóa là động lực sẽ làm tăng nhu cầu của các dự án công nghiệp và bất động sản. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 25% tổng giá trị của ngành xây dựng và sẽ tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng bình quân 8,04% trong giai đoạn 10 năm từ 2024.

Hai "đại dự án" cao tốc Bắc Nam với tổng mức đầu tư 118 nghìn tỷ đồng và đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD (1,35 triệu tỷ đồng) sẽ là động lực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông trong những năm tới.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư những tháng gần đây có sự cải thiện. Lũy kế 8 tháng đầu năm, giải ngân đầu tư công đạt 250 nghìn tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư công được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy nhanh hơn trong thời gian tới khi triển khai ba dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông trong tháng 9 - 10/2020 (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45,Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây).

Về lĩnh vực năng lượng, theo dự báo của IEA, với các chính sách hiện tại, các nguồn năng lượng sạch như gió, điện mặt trời, thủy điện và điện khí sẽ vượt qua nhiên liệu than đá trở thành nguồn sản xuất điện chiếm ưu thế trên thế giới vào năm 2030. Điện khí và điện mặt trời là sẽ có tỷ trọng cao nhất, cùng với thủy điện chỉ chiếm 15% tổng sản lượng điện vào năm 2040 và hạt nhân (8%).

Tại Việt Nam, năng lượng sạch được hưởng lợi từ hỗ trợ của Chính phủ và được dự kiến sẽ phát triển mạnh trong 5 năm tới. Với nhu cầu điện vẫn tiếp tục tăng trung bình 10%/năm, năng lượng sạch là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề nguồn điện sau năm 2020 khi cả nước không có nhiều nguồn đưa vào khai thác mới.

4443-fn
Diễn biến giá cổ phiếu FCN cuối phiên chiều ngày 25/9/2020

Về diễn biến giá cổ phiếu, sau giai đoạn giảm mạnh đầu năm bởi tình hình khó khăn chung của ngành xây dựng và ảnh hưởng COVID-19, giá cổ phiếu FCN đã hồi phục trở lại hơn mức đầu năm nhờ kỳ vọng đẩy mạnh đầu tư công cho hạ tầng, danh mục các dự án tiềm năng trong năm 2020, 2021 và khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt tại Việt Nam.

Ngay sau thông tin tích cực đến từ những khẳng định của lãnh đạo công ty, kèm với đó là việc phát hành tăng vốn cao hơn mệnh giá ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu FCN ngay lập tức được đẩy lên sát mức giá trần trong phiên giao dịch ngày 25/9 tương đương (+5,6%) tại mốc 11.300 đồng, khớp lệnh cuối phiên tăng đột biến đạt 4,3 triệu đơn vị.

Chứng khoán phiên sáng ngày 25/9: Chưa thấy "bình yên" tại mốc 910 điểm

Áp lực bán vẫn dâng cao khiến sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử trong phiên giao dịch sáng ngày 25/9. Tuy nhiên, ...

Hưng phấn sau phiên khớp lệnh với 40,4 triệu cổ phiếu, OGC tiếp tục tăng trần

Sau phiên giao dịch đạt kỷ lục về khối lượng khớp lệnh với 40,4 triệu cổ phiếu - tương đương 13,5% vốn điều lệ, cổ ...

TTCK Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi phân hạng thị trường mới nổi loại 2

Theo kết quả phân hạng thị trường vừa được FTSE Russell công bố, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi phân hạng ...

Quân Vương