Sống chậm!

Cập nhật: 17:41 | 21/06/2020 Theo dõi KTCK trên

“Làm nhanh để được sống chậm” – Đây chính là châm ngôn sống của chị Nguyễn Thị Thu Phương (Quảng Bình), hiện đang là doanh nhân trong lĩnh vực Socail media nhằm khẳng định mình trong cuộc sống.

song cham

Khởi nghiệp cần gì?

song cham

Tại sao khởi nghiệp lại dễ thất bại đến vậy? (Bài 2)

song cham

Tại sao khởi nghiệp lại dễ thất bại đến vậy? (Bài 1)

Tôi xuất thân là một cô gái quê, lớn lên nghêu ngao cùng trâu bò, đồng lúa. Tôi thích nằm lăn ra đất rồi nhìn lên trời, ngắm mây trôi vào mỗi buổi chiều về. Tôi thích một cuộc sống nhẹ nhàng, yên bình. Tuy nhiên khi bước vào đời, guồng quay cơm áo gạo tiền khiến tôi phải tất bật, bận rộn với những lo toan khi tự lập nơi xứ người.

Là phụ nữ nhưng tôi không muốn để gánh nặng đó cho một mình chồng; tôi cũng muốn tự chủ và muốn được khẳng định mình trong cuộc sống. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong, tôi vẫn là một người thích sự nhẹ nhàng, yên bình, muốn được sống chậm thay vì phải hối hả trong bộn bề cơm áo gạo tiền. Và rồi tôi tìm được công thức để giúp mình đạt được nguyện vọng này. Đó là “làm nhanh để được sống chậm”.

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy có những người buổi sáng thư thả bên ly cafe trong lúc những người khác tất bật đi làm. Ta hay gọi họ là “đại gia” và đôi khi cũng ghen tị với phong cách sống của họ. Vậy những đại gia đó đã làm gì để được sống chậm? Câu trả lời là ở quá khứ, có những thời điểm họ đã làm việc “nhanh” hơn số đông còn lại, họ làm việc với 100% công suất, tập trung và quyết liệt.

Câu chuyện về chiếc máy bay là một ví dụ. Để có thể bay lên trời, chiếc máy bay phải dùng hết toàn bộ công suất trong thời gian trên đường băng và sau đó là cất cánh để đến độ cao lý tưởng. Khoảng thời gian này chỉ kéo dài trong vòng 5 phút, nhưng vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nếu không dùng hết công suất trong thời gian này, máy bay sẽ không thể cất cánh được. Thứ hai là sau khi cất cánh, máy bay chỉ cần hoạt động vừa đủ, tốn ít nhiên liệu nhưng vẫn có thể bay nhanh và xa hơn nhiều lần.

song cham

Đường lập nghiệp cũng vậy. Những người sống chậm ở hiện tạ là bởi họ đã hoạt động hết công suất và đưa sự nghiệp cất cánh trong quá khứ. Do đó giờ đây họ không cần phải dành nhiều thời gian cho công việc nhưng hiệu quả vẫn tốt hơn người bình thường.

Trong khi đó, hầu hết những người còn lại giống như “chiếc máy bay không bao giờ cất cánh”, họ chưa bao giờ thật sự nỗ lực hết công suất trong một thời gian đủ lâu để cất cánh. Chính vì thế, những gì họ làm ở hiện tại cũng là những việc mang tính chất lặp đi lặp lại mà không có bất cứ tiềm năng thăng tiến nào. Những người như vậy thường sẽ phải làm việc đến hết đời, hoặc là cho đến khi họ đưa ra quyết định nỗ lực để cất cánh.

Bạn thân mến, nếu bạn cũng sẵn sàng làm nhanh để được sống chậm, dưới đây là một vài chia sẻ dựa trên trải nghiệm của bản thân tôi:

Luôn tập trung vào việc gia tăng năng lực cá nhân

Khác biệt cốt lõi giữa những người lập nghiệp chính là năng lực cá nhân. Đó là lý do tại sao cũng đi làm 8h/ngày nhưng có người thu nhập cao, người thu nhập thấp. Đối với tôi, học từ trường đại học chỉ cung cấp cho mình những kỹ năng tối thiểu để lập nghiệp. Chỉ có khi học từ trường đời và học từ những người thành công khác, tôi mới có thể tối đa hoá những kỹ năng sẵn có và trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết khác.

Chấp nhận mất cân bằng cuộc sống trong từ 3-5 năm

Mỗi khi muốn tiến lên một bậc thang mới, một người bắt buộc phải rời khỏi sự mất cân bằng ở hiện tại, giống như chiếc máy bay muốn bay lên trời thì phải chấp nhận rời khỏi mặt đất và gia tăng độ cao. Nếu từng đi máy bay, bạn sẽ thấy đây chính là thời gian khó chịu nhất với mỗi hành khách, rất nhiều người không dám đi máy bay vì không chịu nổi sự khó chịu ở thời điểm này. Tuy nhiên, sự mất cân bằng này không phải là mãi mãi, nó chỉ là sự mất cân bằng tạm thời.

Một người cần phải bỏ qua một bên những khía cạnh khác trong cuộc sống khoảng vài năm để có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi lựa chọn thăng tiến trong sự nghiệp. Thành công có cái giá của nó và mất cân bằng chính là cái giá mà một người cần phải trả.

Tôi đã từng có một giai đoạn vô cùng bận rộn, vừa hoàn thành công việc chuyên môn, vừa chăm sóc con nhỏ, vừa vận hành doanh nghiệp.

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao lúc đó mình có nhiều năng lượng đến thế. Vào thời điểm đó, tôi đã bỏ qua tất cả những sở thích cá nhân, thậm chí gần như không kết giao với những mối quan hệ ngoài công việc, chỉ toàn tâm toàn ý theo đuổi sự nghiệp mình đã chọn. Tuy nhiên, chính điều này đã giúp tôi nâng cao chất lượng cuộc sống và gia đình trong những năm gần đây bởi sự mất cân bằng ở tạm thời sẽ giúp ta đạt được mức cân bằng mới một cách tốt và bền vững hơn.

Xây dựng công cụ tự vận hành và đội ngũ cốt lõi

Chắc hẳn bạn cũng biết quy luật đòn bẩy. Nếu bạn đứng ở đoạn dài của đòn bẩy, bạn có thể nâng một vật nặng hơn nếu vật đó nằm ở đoạn ngắn của đòn bẩy. Muốn nâng được vật nặng hơn với nỗ lực ít hơn thì đoạn dài của đòn bẩy càng cần phải dài hơn. Việc xây dựng những công cụ tự vận hành và đội ngũ cốt lõi chính là mở rộng đoạn dài của đòn bẩy. Đây cũng chính là khác biệt cốt lõi giữa người làm công và người làm chủ, bởi người làm công thì tỉ lệ đòn bẩy luôn là 1:1, có nghĩa làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, nhưng với người làm chủ thì tỉ lệ đó sẽ gia tăng phụ thuộc vào độ lớn của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng mở rộng, thu nhập của người làm chủ càng gia tăng. Trong khoảng 5 năm qua, ngoài việc tiếp tục gia tăng năng lực bản thân, tôi cũng đồng thời xây dựng thêm những quy trình, công cụ để giúp tối ưu và tự động hoá những công việc kinh doanh. Tôi cũng đồng thời dành thêm thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ những cộng sự trung thành cùng chí hướng, làm sao để khi tôi bước lên một bậc thang mới, luôn có những người kế cận đứng ở bậc thang mà tôi đã qua.

Phát triển cá nhân, tập trung làm việc, xây dựng đội ngũ trong một thời gian đủ dài, đó không phải là những điều dễ dàng. Những điều này đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết. Tuy nhiên, khi ta chấp nhận làm nhanh hơn, để thực hiện những điều không dễ dàng này, thì cuộc sống cũng sẽ trở nên dễ dàng với ta, để ta có quyền sống chậm. Xét cho cùng, sống chậm, không phải để lười biếng. Sống chậm để ta có thể làm những điều có ý nghĩa hơn với cuộc sống, để có thời gian chiêm nghiệm và suy nghĩ cuộc sống một cách thấu đáo hơn, thay vì suốt ngày phải vật lộn với cơm áo gạo tiền.

Bạn thân mến, bạn có đang trên con đường làm nhanh chứ? Nếu có, tôi chúc cho bạn đủ sự kiên trì và nỗ lực để theo đuổi con đường mình đã chọn. Nếu chưa, tôi chúc cho bạn đủ mạnh mẽ để đưa ra quyết định nâng tầm cuộc sống và thực hiện nó. Hãy cùng chia sẻ với tôi những trải nghiệm lập nghiệp của bạn, làm cách nào để bạn có thể thăng tiến đến vị trí hiện tại và cách để bạn vươn đến những vị trí cao hơn nhé. Tin rằng cùng nhau ta có thể chung tay xây dựng một sự nghiệp vững chắc, lâu dài và chờ đợi những thành công đến với bạn!

song cham 7 sai lầm khi khởi nghiệp lần đầu

KTCKVN - Anh Jack Dũng (SN 1987) - Giám đốc Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục, khởi nghiệp cách đây 5 năm ...

song cham Trăn trở với nghề “làm dâu trăm họ”

KTCKVN - Chị Nguyễn Minh Khánh (SN 1984) tại Hà Nội bén duyên với nghề dịch vụ du lịch được 8 năm. Trăn trở với ...

song cham “Thổi hồn” vào vỏ sò tạo nên tác phẩm nghệ thuật độc đáo

KTCKVN - Mỗi khi đi biển, mọi người thường hay nhặt vỏ sò để giải trí, nhưng với anh Phạm Tuấn Anh (SN 1975) tại TP.HCM ...

song cham Người “chắp cánh ước mơ” cho các bạn trẻ bay cao, bay xa

KTCKVN - Anh Nguyễn Đình Tuyển (SN 1987) tại Bắc Giang, xuất phát điểm vì muốn định hướng cho các bạn trẻ nghề nghiệp nên ...

Nguyễn Trang