Quy mô thu hẹp, nợ xấu tăng cao, Eximbank vẫn đang rất "bất ổn"

Cập nhật: 09:58 | 02/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) giảm 4,2% so với cuối năm trước xuống 160.435 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống còn 100.767 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng vọt từ 1,71% thời điểm cuối năm 2019 lên 2,51%.

4415-exb223
Một trong "nhiều" lần Đại hội cổ đông bất thành của Eximbank

Từ kết quả kinh doanh kém sáng

Theo báo cáo tài chính quý IV/2020 công bố mới đây, tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) ở mức 160.435 tỷ đồng, giảm hơn 7.100 tỷ đồng (tương đương 4,2%) so với cuối năm 2019.

Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống 100.767 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng ghi nhận giảm 3,8% xuống 133.918 tỷ đồng.

Như vậy, sau khi hầu hết ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, Eximbank là nhà băng đầu tiên ghi nhận tổng tài sản, dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng giảm trong năm 2020.

Bên cạnh đó, nợ xấu nội bảng của ngan hàng tăng hơn 31% lên 2.534 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng vọt từ 1,71% thời điểm cuối năm 2019 lên 2,51%.

Tính đến cuối năm 2020, Eximbank vẫn còn 2.032 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, giảm hơn 54% so với cuối năm trước. Trong đó, ngân hàng đã trích dự phòng gần 817 tỷ đồng cho số trái phiếu này.

1004-exb22
Một số chỉ tiêu tài sản (Nguồn: BCTC Eximbank)

Về kết quả kinh doanh trong năm 2020, lợi nhuận trước thuế cả năm của Eximbank đạt 1.340 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.070 tỷ đồng, tăng 23,6%.

Kết quả này chủ yếu do ngân hàng đã cắt giảm 9,7% chi phí hoạt động và 3,3% chi phí dự phòng rủi ro.

Đối với các mảng kinh doanh trong năm, thu nhập lãi thuần tiếp tục là nguồn thu chính với 3.314 tỷ đồng, tăng 2,9%. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối lần lượt tăng trưởng 22% và 9,3%, đạt 468 tỷ và 399 tỷ đồng.

Ngược lại, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm gần 76% với 55,4 tỷ đồng. Mảng góp vốn, mua cổ phần và hoạt động kinh doanh khác cũng diễn biến tiêu cực khi lãi thuần giảm lần lượt 17,4% và 27,5%.

1110-exb23
Kết quả kinh doanh Eximbank trong năm 2020 (Nguồn: BCTC Eximbank)

Đến những mùa Đại hội đã "quen" vắng người

Gần đây nhất, HĐQT Eximbank đã ra nghị quyết hoãn ĐHCĐ lần thứ 3 dự kiến tiến hành ngày 15/12 tại Hà Nội, nhằm thực hiện quy định phòng chống dịch COVID-19. Eximbank cho biết, ĐHCĐ thường niên 2020 sẽ được dời sang thời điểm khác thích hợp.

Như vậy, đó đã là lần thứ 3, Eximbank phải hoãn họp ĐHCĐ thường niên 2020. Trước đó, Eximbank đã 2 lần ĐHCĐ thường niên 2020 bất thành và 1 lần ĐHCĐ bất thường bất thành.

Cụ thể, lần một tỷ lệ cổ phần tham dự dưới 65%, lần hai dưới 51%. ĐHCĐ thường niên lần thứ 3 của Eximbank không còn yêu cầu tỷ lệ cổ đông tham dự tối thiểu, song cuối cùng vẫn chưa thể diễn ra.

Không chỉ lý do hoãn đại hội nhằm thực hiện quy định phòng chống dịch COVID-19 mà một lý do khác cũng có tác động đến ĐHCĐ của Eximbank đó chính là khó tìm được sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông lớn.

Theo đó, các cổ đông Eximbank đồng loạt gửi kiến nghị trước thềm ĐHCĐ lần này. Cụ thể, chiều ngày 8/12, đại diện các cổ đông sở hữu trên 10% vốn của Eximbank tiếp tục có văn bản gửi tới HĐQT và Ban kiểm soát ngân hàng này về các vấn đề liên quan tới nhân sự HĐQT.

HĐQT và Ban Kiểm soát Eximbank tiếp tục nhận được văn bản của đại diện các cổ đông sở hữu trên 10% vốn của Eximbank về các vấn đề liên quan tới nhân sự HĐQT.

Cụ thể, đại diện các cổ đông nói trên đề nghị HĐQT đưa vào chương trình họp ĐHCĐ thường niên 2020 tổ chức vào ngày 15/12 tới đây tại Hà Nội việc miễn nhiệm đối với 4 thành viên HĐQT là các ông Yasuhiro Saitoh, Lê Minh Quốc, Cao Xuân Ninh và Lê Văn Quyết.

Nhưng đây là nhóm cổ đông lớn thứ hai gửi kiến nghị đến HĐQT Eximbank trước thềm đại hội cổ đông cùng về một vấn đề đó là liên quan tới nhân sự.

Trước đó, chiều ngày 7/12 Eximbank nhận được công văn của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) yêu cầu HĐQT bổ sung nội dung vào ĐHCĐ thường niên lần 3 việc thanh lọc HĐQT thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với từng thành viên, nhằm giảm số lượng thành viên HĐQT từ 9 người hiện nay xuống còn từ 5 - 7 người.

Hiện HĐQT của Eximbank gồm 9 người là các ông Saitoh, Cao Xuân Ninh, Lê Minh Quốc, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết, Nguyễn Quang Thông, Đặng Anh Mai, Hoàng Tuấn Khải và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Tuy nhiên, những kiến nghị về nhân sự trên không phải là nội dung quá xa lạ với cổ đông Eximbank. Các nhóm cổ đông, đặc biệt là SMBC, suốt hơn 1 năm qua đã nhiều lần yêu cầu tổ chức ĐHCĐ bất thường để xử lý xong các vấn đề tồn đọng cũ, trước khi đại hội 2020 bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới.

Là 1 trong 9 cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm VN30, nhưng trái ngược với đà tăng hai con số của các cổ phiếu như MBB, CTG, HDB, STB…, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (HOSE: EIB) sau đợt tăng giá nhẹ trong tháng 7/2020 đã rơi vào xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp.

Mức giá quanh 17.000 đồng/cổ phiếu của EIB hiện nay chỉ tương đương 2 năm trước, tương ứng nhà đầu tư không có lợi nhuận từ biến động giá cổ phiếu. Trong khi đó, lần chia cổ tức gần nhất của Ngân hàng đã từ năm 2014.

SHB báo lãi trước thuế hơn 3.400 tỷ đồng năm 2020, bầu bổ sung một Phó Tổng Giám đốc

Nhờ sự tăng trưởng của hầu hết mảng kinh doanh, đặc biệt là chứng khoán đầu tư, lợi nhuận trước thuế Ngân hàng TMCP Sài ...

Lãi suất Eximbank mới nhất tháng 1/2021

Khảo sát đầu tháng 1/2021, biểu lãi suất ngân hàng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nhìn chung không có sự thay ...

EIB (Eximbank) - Từ xung đột quản trị đến niềm tin của dòng tiền

Là 1 trong 9 cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm VN30, nhưng trái ngược với đà tăng hai con số của các cổ phiếu ...

Lưu Lâm t/h