Quốc hội dự kiến chất vấn trực tuyến các "tư lệnh" ngành

Cập nhật: 16:40 | 14/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngày 14/7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV...

quoc-hoi-se-chat-van-truc-tuye-5151-6203

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 10 dự kiến tiếp tục chia làm 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung. Ảnh: Quochoi.vn.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị kỳ họp thứ 10 tiếp tục được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung, kéo dài 18 ngày.

Theo đó, đợt 1 dự kiến họp trực tuyến 9 ngày, với các nội dung như nghe trình bày các tờ trình, báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; 4 dự án luật trình cho ý kiến...

Trong đợt 1, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết phiên chất vấn và trả lời chất vấn đề nghị bố trí tại đợt 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng dự thảo Nghị quyết về chất vấn trước khi trình Quốc hội thông qua tại đợt 2. Đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 19/10 và kết thúc ngày 28/10

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đợt 2 sẽ họp tập trung 9 ngày. Quốc hội sẽ thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (năm 2020, 2021 và 5 năm 2016-2020); thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XIII; thảo luận 4 dự án luật trình cho ý kiến.

Quốc hội cũng sẽ quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác. Đợt 2 tiến hành 9 ngày bắt đầu ngày 3/11 và kết thúc ngày 12/11.

Đánh giá về kỳ họp thứ 9 cũng được tổ chức với 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết các phiên họp trực tuyến diễn ra thông suốt, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, vẫn duy trì không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi cũng như sự trang nghiêm của kỳ họp. "Đây là kinh nghiệm tốt để Quốc hội tiếp tục nghiên cứu cải tiến cách thức tổ chức các kỳ họp trong thời gian tới", ông Phúc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, chất lượng thảo luận, tranh luận tiếp tục được nâng lên, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, dân chủ, có nhiều ý kiến sâu sắc, đề cập được những vấn đề mới, ‘nóng" trong xã hội, được cử tri quan tâm cho thấy Quốc hội ngày càng gần dân hơn, bám sát hơn thực tiễn của đất nước. Trong đợt họp trực tuyến, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu tăng lên đáng kể và chất lượng cũng bảo đảm, góp phần vào thành công của kỳ họp này.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như tình trạng chậm gửi hồ sơ tài liệu và việc bổ sung gấp nhiều nội dung quan trọng đã gây khó khăn, áp lực trong việc chuẩn bị, tiến hành kỳ họp cũng như trong việc nghiên cứu, tham gia ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Ngoài ra, một số nội dung trình Quốc hội có chất lượng chuẩn bị chưa cao, có nội dung chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan của Chính phủ dẫn đến khó khăn, bị động trong thẩm tra, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung trình Quốc hội. Điều kiện kỹ thuật và tốc độ đường truyền tại các phiên họp trực tuyến có lúc chưa đồng đều giữa các điểm cầu.

Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Bình Phước

Sáng 8/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tham dự Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân ...

Hậu “khai tử” dự án BT: "Xóa bàn cờ chơi lại" như thế nào?

Việc "khai tử" dự án BT đã đặt ra một bài học cho các cơ quan quản lý trong việc triển khai các dự án ...

Quốc hội phê chuẩn 2 Hiệp định: EVFTA và EVIPA

KTCKVN - Quốc hội vừa phê chuẩn 2 Hiệp định: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng ...

Theo nld.com.vn

Tin cũ hơn
Xem thêm