Phiên giao dịch ngày 8/6/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 07/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 8/6/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 8/6/2021: Canh chốt lời để bảo vệ thành quả

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 7/6/2021

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu CEO nằm tại mốc 14.000 đồng/cp

Doanh thu và LNST năm 2020 của CTCP Tập đoàn C.E.O (HNX – Mã: CEO) lần lượt đạt 1.324 tỷ đồng (-70,9% YoY) và -103 tỷ đồng (-117% YoY). Đồng thời, Biên lợi nhuận gộp suy giảm từ 32% (2019) xuống còn 27% (2020). Nguyên nhân chủ yếu đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 khiến cho doanh thu của mảng cung cấp dịch vụ suy giảm chủ yếu ở mảng quản lý khách sạn.

Kết quả kinh doanh Q1/2021 tiếp tục ghi nhận mức lỗ do ảnh hưởng từ dịch Covid19. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Q1/2021 lần lượt đạt 142 tỷ đồng (-51% YoY) và -18 tỷ đồng.

0910-co-phieu-luu-y
Cắt lỗ cổ phiếu CEO nếu mệnh giá 10.000 đồng bị xuyên thủng. Ảnh minh họa

Dựa trên quan điểm thận trọng và yếu tố kết quả kinh doanh ghi nhận mức lỗ trong năm 2020 và Q1/2021 cũng như CEO chưa đưa ra kế hoạch kinh doanh 2021 và tài liệu đại hội cổ đông, chúng tôi sử dụng phương pháp P/B để định giá CEO. BSC đưa ra khuyến nghị Khả quan với cổ phiếu CEO với giá mục tiêu 12.500 đồng/cp (+15,7% so với mức giá đóng cửa ngày 04/06/2021) dựa trên giả định:

Áp dụng mức P/B là 1,2 lần, thấp hơn so với mức P/B bình quân ngành là 2,2 lần và cao hơn mức bình quân 5 năm là 0,83 lần do quy mô của doanh nghiệp quỹ đất cải thiện đáng kể so với giai đoạn 5 năm trước.

Do CEO sở hữu quỹ đất có quy mô lớn so với quy mô doanh nghiệp tuy nhiên khả năng triển khai và thực hiện dự án liên tục gối đầu còn yếu, thông qua việc doanh thu bất động chỉ ghi nhận mức tăng trưởng đột biến vào 2019. Do đó, chúng tôi đưa ra mức chiết khấu là 10% dựa trên rủi ro triển khai dự án.

RỦI RO: Rủi ro liên quan ngành doanh nghiệp. Rủi ro chung ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành).

QUAN ĐIỂM KỸ THUẬT: Nhà đầu tư có thể mua CEO với mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mốc 14.000 đồng, cắt lỗ nếu mệnh giá 10.000 đồng bị xuyên thủng.

Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu D2D nằm tại mức 60.000 đồng/cp

Cổ phiếu D2D (CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 – sàn HOSE) đang ở trong trạng thái tích lũy tại khu vực 50-55 sau khi có quãng thời gian giảm giá trong tháng 3 và tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của D2D nằm tại khu vực xung quanh 53.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 60, cắt lỗ nếu ngưỡng 52 bị xuyên thủng.

Phiên giao dịch ngày 8/6/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý
Nguồn: BSC, PTKT Itrade

Công ty chứng khoán KB Việt Nam - KBSV

Đánh giá Tích cực với cổ phiếu FMC

Năm 2020, CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đạt doanh thu thuần 4415 tỷ (+19%yoy), LNST 226 tỷ (-2%yoy). Trong năm 2020, chuỗi cung ứng sản phẩm tôm ở nhiều quốc gia khác bị ảnh hưởng, do đó FMC đã tăng cường hoạt động xuất khẩu, đạt doanh số khoảng 192 triệu USD. Sản lượng tiêu thụ đạt 17.241 tấn(+15%yoy). Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp giảm xuống chỉ còn 9,7% (2019: 11,4%) do giá tôm nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng từ bệnh dịch của tôm, mảng nuôi tôm chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Sang quý 1/2021, FMC đạt doanh thu 969 tỷ (+36%yoy), LNST đạt 30 tỷ (-26%yoy). Mặc dù biên lợi nhuận gộp mảng thủy sản tăng trưởng nhẹ 0.5 điểm % so với cùng kỳ, lợi nhuận thuần vẫn giảm chủ yếu do giá cước vận tải biển và một số chi phí khác về bao bì nhập khẩu gia tăng do tác động của Covid 19 trong thời gian gần đây.

Trong tháng 4 và 5/2021, doanh thu của FMC vẫn duy trì cao, đạt mức 33,3 triệu USD (+26%yoy). Cho cả năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu 4.650 tỷ, LNTT 250 tỷ, tăng trưởng khoảng 5% so với 2020.

Nền tảng hoạt động vững vàng, nâng gấp đôi công suất chế biến từ cuối 2022:

Sau khi thực hiện đầu tư mở rộng thêm 81ha đầu năm 2020, FMC hiện có vùng nuôi tôm đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) với diện tích 270ha, đáp ứng 25-30% nhu cầu đầu vào, đạt tỷ lệ tự chủ nguyên liệu đứng đầu trong ngành tôm . Công ty có kế hoạch đầu tư mở rộng vùng nuôi thêm 100ha trong năm 2021. Công ty cho biết hoạt động nuôi tôm 2021 của FMC đang có kết quả tốt nhất trong nhiều năm do các vùng nuôi mới đi vào ổn định, sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, điều kiện thời tiết thuận lợi.

Hiện tại, FMC đang có 4 nhà máy với công suất chế biến 15.000 tấn thành phẩm/năm. Đầu năm 2021, FMC thực hiện đầu tư mới dự án Nhà máy Thủy sản Sao Ta với công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động nửa cuối năm 2022, nâng gấp đôi công suất chế biến của FMC.

Nền tảng tài chính của FMC cũng ở top đầu trong ngành. Tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu của FMC khoảng 40%, chỉ bằng một nửa trung bình ngành. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của công ty khá vượt trội so với ngành với ROA đạt 12% (ngành: 7,1%), ROE đạt 19% (ngành: 14,5%).

Triển vọng cổ phiếu tích cực trong các quý tới

Việc các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản mở cửa nền kinh tế mạnh mẽ sau Covid-19, cùng với tác động từ hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm. Trong bối cảnh cường quốc xuất khẩu tôm là Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 thì các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong đó có FMC sẽ có cơ hội lớn để gia tăng thị phần xuất khẩu.

FMC là doanh nghiệp có năng lực tự chủ nguyên liệu hàng đầu trong ngành tôm, với việc cải thiện hiệu suất nuôi trồng, mở rộng công suất chế biến, chúng tôi kì vọng biên lợi nhuận của FMC sẽ được nâng cao trong các quý tới, giúp lợi nhuận thuần của công ty tăng trưởng trở lại.

Với mức P/E hiện tại của FMC khoảng 9 lần (trung bình ngành 19 lần), và triển vọng tăng trưởng cao trong thời gian tới, chúng tôi đánh giá Tích cực với cổ phiếu FMC.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Xem xét mua cổ phiếu KBC ở mức giá hiện tại

Trong quý 1/2021, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (HOSE – Mã: KBC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.002 tỷ đồng, tăng trưởng +260% YoY và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 599 tỷ đồng, tăng trưởng +1.013% YoY. Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động cho thuê đất KCN tăng mạnh +325% YoY nhờ bàn gia 67ha diện tích đất KCN (chủ yếu đến từ KCN Quang Châu và Tân Phú Trung). Tỷ suất LNG tăng lên mức 56,1% so với mức 43,9% của cùng kỳ năm trước nhờ việc cho thuê đất tại KCN Quang Châu có biên lợi nhuận tốt.

Cho năm 2021, KBC đặt kế hoạch doanh thu đạt 6.600 tỷ đồng (+167% YoY) và LNST đạt 2.000 tỷ đồng (+525% YoY). Công ty dự kiến bàn giao 195ha đất KCN và 8,4ha đất khu đô thị. Chúng tôi cho rằng doanh thu từ KCN Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung sẽ là động lực tăng trưởng chính cho KBC trong năm nay, bên cạnh đó các dự án BĐS dân dụng như KĐT Phúc Ninh và KĐT Tràng Duệ cũng sẽ đóng góp một phần doanh thu.

KBC vừa mới được Chính Phủ phê duyệt bổ sung dự án KCN Tràng Duệ - GĐ 3 (687ha) vào quy hoạch KKT Cát Hải – Đình Vũ, Công ty đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cho dự án và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022. Bên cạnh đó, KBC cũng có kế hoạch mở rộng quỹ đất tại các tỉnh thành khác như Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đối với mảng BĐS dân dụng, vào cuối năm ngoái KBC đã hoàn tất việc đóng tiền sử dụng đất cho dự án KĐT Tràng Cát, đây là dự án có quy mô rất lớn – 585ha, có quy mô gần trung tâm TP. Hải Phòng. Công ty đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể tiến hành mở bán dự án trong năm 2022. Bên cạnh đó, KBC cũng đã được tỉnh BR-VT chấp thuận cho phát triển dự án KĐT Nam Vũng Tàu (69,5ha).

Theo FSC, ở mức giá hiện tại, KBC đang được giao dịch tại P/E dự phóng 2021 là 7,9x, thấp hơn mức P/E TTM trung bình ngành 22,3x. Mức Stock Rating của KBC ở mức 91 điểm, trong đó Điểm cơ bản và Sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của KBC tiến về gần đường trung bình 50 ngày và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các NĐT cần hạn chế mua đuổi ở cổ phiếu này. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của KBC cũng được nâng từ mức GIẢM lên TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 8/6/2021: Canh chốt lời để bảo vệ thành quả

Sau đà tăng mạnh tuần trước, VN-Index đã điều chỉnh trở lại ngay phiên giao dịch đầu tuần mới. Dòng tiền đầu tư suy giảm ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 7/6/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HNG, VIB, RAL, TV2, SHB… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi đối với cổ phiếu KBC

Đồ thị giá của KBC tiến về gần đường trung bình 50 ngày và vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các nhà ...

Tân An