Phiên giao dịch ngày 31/3/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 30/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 31/3/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

CTCK Yuanta Việt Nam - FSC

Mua cổ phiếu SGP ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%

Q4/2021, CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM - Mã: SGP) ghi nhận doanh thu đạt 377 tỷ đồng, tăng 56% YoY, LNST đạt 598 tỷ đồng, tăng 443% YoY. Lũy kế 2021, SGP ghi nhận doanh thu 1.372 tỷ đồng, tăng 47% YoY, LNST đạt 893 tỷ đồng, tăng 283% YoY. Như vậy, SGP đã hoàn thành 114% kế hoạch doanh thu và 361% kế hoạch lợi nhuận.

Doanh thu Q4/2021 SGP tăng mạnh nhờ lượng hàng qua cảng Sài Gòn tăng mạnh hơn 30% YoY trong xu hướng xuất nhập khẩu tiếp tục hồi phục và tăng trưởng sau khi COVID được kiểm soát. Bên cạnh đó, lợi nhuận Q4 tăng mạnh do lợi nhuận đột biến 472 tỷ đồng từ công ty liên doanh SP-PSA nhờ: 1) sản lượng hàng qua cảng SP-PSA tăng trung bình 20%; 2) cổ đông góp thêm vốn thanh toán 67 triệu USD nợ gốc giúp SP-PSA giảm áp lực nợ vay. Biên lợi nhuận gộp Q4 đạt 46,0%, cải thiện so với mức 40,1% cùng kỳ. Cuối Q4/2021, SGP có tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản ở mức 7,6%, khá lành mạnh.

0551-4
FSC khuyến nghị mua cổ phiếu SGP ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%. Hình minh họa.

Việc tái cấu trúc công ty liên doanh – liên kết SP – PSA đã cho dấu hiệu khả quan, ngoài ra, việc giảm áp lực nợ vay giúp cảng SP – PSA tiếp đà tăng trưởng trong tương lai.

Đối với các cảng khác của SGP, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục hồi phục và tăng trưởng sau khi kiểm soát tốt COVID sẽ là động lực thúc đẩy cho các cảng này như: Cảng quốc tế SP – PSA, Cái Mép CMIT, Cảng Container quốc tế SP – SSA, các cảng này đều ở khu vực Cái Mép – Thị Vải và cũng hưởng lợi từ xu hướng cảng nước sâu.

Ngoài ra, tiềm năng của SGP còn đến từ Cảng Hiệp Phước mới hoàn thiện (công suất giai đoạn 1 là 8,7 triệu tấn, giai đoạn 2 là 9,3 triệu tấn), được Bộ GTVT định hướng trở thành khu bến cảng chính của cảng biển TPHCM, thay thế khu vực cảng Nhà Rồng – Khánh Hội cũ (công suất 10 triệu tấn) và hàng hóa từ cảng Nhà Rồng sẽ được dịch chuyển sang Cảng Hiệp Phước

SGP sẽ mở rộng thêm mảng BĐS: khu vực cảng Nhà Rồng, quận 4, sẽ được phát triển thành Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội (45ha), bao gồm khu cảng tàu khách và du lịch đường thủy (13ha) và khu trung tâm thương mại – căn hộ - biệt thự (32ha). SGP là 1 trong 3 cổ đông của dự án này, SGP (5,6%), VIC (9,6%), CT TNHH Phát triển hạ tầng Bến Nghé (84,8%). Theo đó, SGP có thể kinh doanh tàu khách tại dự án đắc địa bậc nhất này hoặc thoái vốn mang về khoản lợi nhuận bất thường.

Ngoài ra, việc xóa bỏ lỗ lũy kế thành công từ năm 2021 sẽ tạo điều kiện cho SGP thực hiện các dự án mới và chia cổ tức trong tương lai.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, SGP đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 9,1x (tương ứng EPS TTM là 4.084 đồng). Mức Stock Rating của SGP ở mức 83 điểm, cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của SGP đóng cửa tăng 5,6% với KLGD tăng 90% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của SGP cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi Sức mạnh giá trên 80 điểm.

Tiếp tục quan sát cổ phiếu DIG

Mức Stock Rating của DIG (Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Sàn HOSE) ở mức 93 điểm, cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Tuy nhiên, Sức mạnh giá của DIG ở mức 97 điểm cho nên đồ thị giá sẽ khó có thể vượt qua được ngưỡng kháng cự ngắn hạn 109.200 đồng/cp.

Đồ thị giá của DIG đóng cửa tăng 7% với KLGD vẫn ở mức thấp cho thấy dòng tiền ngắn hạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại. Đồng thời, đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều giảm giá Bearish Gartley cho nên xu hướng GIẢM ngắn hạn của DIG vẫn duy trì và còn mở rộng đà giảm về các mức thấp hơn.

Theo đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn nên tiếp tục QUAN SÁT cổ phiếu DIG.

CTCK BIDV – BSC

Cắt lỗ nếu cổ phiếu MSH giảm xuống dưới ngưỡng 80.200 đồng/cổ phiếu

CTCP May Sông Hồng (HOSE - Mã: MSH) có một phiên tăng điểm tốt khi hình thành mẫu hình nến Marubozu gần như hoàn hảo cùng khối lượng tích cực. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan.

Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100, đường MA20 và MA50 hiện ở dưới MA100 nhưng đang có xu hướng cắt lên. Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 86.2, chốt lãi tại ngưỡng 101.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 80.2.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 63.000 đồng/cổ phiếu

Trong 2021, CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE - Mã: PC1) ghi nhận DTT đạt 9.813 tỷ đồng(+47% yoy). Doanh thu tăng do (1) ghi nhận các dự án EPC điện gió và (2) mảng thủy điện tích cực nhờ thủy văn tương đối thuận lợi trong sáu tháng cuối 2021. LNST đạt 764 tỷ đồng (+40% yoy) do ghi nhận doanh thu tài chính đánh giá lại khoản đầu tư tài chính dài hạn Khoáng sản Tấn Phát. Chi phí tài chính tăng nhanh (+47%) chủ yếu bởi tăng vốn vay các dự án nhà máy phát điện.

BSC dự báo DTT và LNST 2022 lần lượt đạt 11.357 tỷ đồng (+16% yoy) và 838 tỷ đồng(+10% yoy), EPS FW 2022 = 3.387 đồng/cp với giả định: (1) Giá trị hợp đồng EPC ký mới trong năm 2022 +40% yoy, (2) Mảng thủy điện tiếp tục hưởng lợi từ tình hình thủy văn thuận lợi trong H1/2022, và (3) Các dự án điện gió vận hành từ T11/2021, dự kiến đem lại cho PC1 doanh thu khoảng 902 tỷ đồng năm 2022.

Mảng Xây lắp điện tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư điện gió và nhu cầu đầu tư hệ thống truyền tải điện. Mảng Điện gió tích cực nhờ công suất tăng thêm khi vận hành toàn thời gian trong 2022. Dự án BĐS PC1 Gia Lâm cùng PC1 Định Công khả năng hoàn thành thời điểm quý IV/2022. Dự án khai thác Đồng-Nickel dự kiến vận hành từ quý IV/2022.

Rủi ro đầu tư

Rủi ro thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng mảng thủy điện và quá trình thi công các dự án xây lắp. Việc hoàn thiện quy hoạch điện VIII được đốc thúc triển khai năm 2022.

Theo đó, BSC đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 63.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2022 (tương đương với upside 28,7% so với giá ngày 29/03/2022) dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP).

CTCK Bảo Việt – BVSC

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 44.693 đồng/cp (Upside: 11%)

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE – Mã: TPB) đặt kế hoạch LNTT năm 2022 tăng mạnh 35,8% YoY từ nền cao năm 2021 là 6,0 nghìn tỷ (+37,6% YoY) lên 8,2 nghìn tỷ, tương đối phù hợp với dự báo hiện tại của BVSC là 8,5 nghìn tỷ (+41,2% YoY). Theo đó, TPB kỳ vọng tỷ suất sinh lợi ROE năm 2022 sẽ duy trì ở mức cao 22,4% so với dự báo năm 2022 của BVSC là 23,2% và 22,6% năm 2021 của TPB.

Cho cả năm 2022, TPB đặt kế hoạch dư nợ tín dụng (bao gồm: cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 18% YoY lên 188.800 tỷ, đồng thời đặt mục tiêu huy động (bao gồm: cả cấp vốn cấp 1 và cấp 2) để tăng 12% YoY lên 292.579 tỷ; trong đó: Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 15% YoY đạt 201.212 tỷ. Vay liên ngân hàng tăng nhẹ 5% YoY lên 91,4 nghìn tỷ.

BVSC lưu ý rằng, TPB là một trong số ít ngân hàng có tăng trưởng huy động ở mức 2 chữ số năm 2021 trong phạm vi nghiên cứu của BVS. BVSC nhận thấy, TPB ít phải đối mặt với áp lực huy động hơn để tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2022. Theo kế hoạch tín dụng và huy động, BVSC hiểu rằng, TPB đang hướng tới việc tối ưu hóa hệ số LDR hiện đang ở mức thấp (58,2% so với giới hạn 85%) để hỗ trợ NIM năm 2022.

Triển vọng NIM cũng tích cực hơn nhờ mục tiêu của Ngân hàng: (1) tăng CASA hơn nữa; và (2) kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản vay.

TPB tái khẳng định mục tiêu phát triển cả chất và lượng cơ sở khách hàng, tận dụng cơ hội bán chéo và do đó, thúc đẩy tăng trưởng thu nhập ngoài lãi hơn nữa.

TPB đặt mục tiêu tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) năm 2022 tăng nhẹ lên 35% từ mức thấp năm 2021 là 33,8% do Ngân hàng thu được: (1) lãi khá lớn từ chứng khoán đầu tư; và (2) cắt giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận, trong bối cảnh khó khăn do COVID-19.

TPB đặt mục tiêu: (1) Nợ xấu năm 2022 ở mức dưới 1,5% so với 0,81% hiện tại; (2) CAR năm 2022 duy trì ổn định ở mức trên 12% so với mức 13,4% hiện tại; và (3) Các chỉ số thanh khoản duy trì ở mức tốt.

Theo đó, BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với TPB và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 44.693 đồng/cp (Upside: 11%). Ở mức giá hiện tại, TPB đang giao dịch ở mức P/B dự phóng là 1,94x (năm 2022) và 1,56x (năm 2023), so với 2,07x là mức trung bình 1 năm qua, với nền tảng cơ bản vững chắc hơn nhiều, bao gồm: nền tảng vốn tốt, sức mạnh thanh khoản, cải thiện chất lượng tài sản, mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc dựa trên lợi thế của đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số và triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Chứng khoán phiên chiều 30/3: Nhóm bất động sản "trở mặt", VN-Index giảm 7,25 điểm

Chứng khoán phiên chiều 30/3: VN-Index giao dịch kém tích cực trong phiên chiều khi nhiều mã Large Cap thu hẹp sắc xanh và nới ...

Ngân hàng vẫn yên tâm về khoản vay của FLC, không có ý định bán giải chấp cổ phiếu

Thông tin về ảnh hưởng của việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị bắt đối với khoản vay của tổ chức ...

Cổ phiếu FPT tăng 60% sau 1 năm, sáng cửa kinh doanh nhờ lấn sân mảng BĐS

Chỉ trong 2 tuần giao dịch nửa cuối tháng 3, FPT đã tăng hơn 15% qua đó đẩy vốn hóa thị trường lên xấp xỉ ...

Thiện Nhân

Tin liên quan