Phiên giao dịch ngày 18/3/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 17/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 18/3/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu CTR với tỷ trọng thấp dưới 5%

Tổng Công ty cổ phần Công trình Viettel (HOSE - Mã: CTR) ghi nhận trong Q4/2021 doanh thu đạt 1.990 tỷ đồng, giảm 6% YoY, LNTT đạt 160 tỷ đồng, tăng 21% YoY. Theo đó, lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 7.454 tỷ đồng, tăng 17% YoY, LNTT đạt 471 tỷ đồng, tăng 37% YoY. Như vậy, CTR ước hoàn thành 113% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch LNTT.

Doanh thu 2021 của CTR tăng mạnh ở cả 3 mảng lớn: Xây lắp công trình (+21% YoY), Dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin (+24% YoY), BĐS (+209% YoY). Mảng Hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp là mảng duy nhất có giảm thu giảm 13% YoY. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện liên tiếp từng năm lên 8,40%, là mức cao nhất trong các năm qua (cùng kỳ 2020 là 7,46%).

Gần đây, CTR vừa công bố KQKD 2 tháng đầu năm 2022 khá tích cực với doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng (+24% YoY) và LNTT đạt 74 tỷ đồng (+36% YoY). FSC đánh giá biên lợi nhuận gộp CTR đã tiếp tục cải thiện tích cực trong 2 tháng đầu năm 2022.

0111-vietteldungdau2pn-1623395867
FSC khuyến nghị các NĐTngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu CTR. Hình minh họa.

CTR tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng của ngành công nghệ - viễn thông, công nghệ hóa đang được thúc đẩy mạnh hơn trong bối cảnh COVID. Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tạo ra nhu cầu lớn về hạ tầng viễn thông và là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của CTR. Theo CTR, trong 2 tháng đầu năm, CTR đã hoàn thành phê duyệt, được Tập đoàn mẹ thông qua dự án "Đầu tư xây dựng hạ tầng trạm BTS cho thuê năm 2022" với kế hoạch đầu tư 2.500 trạm, tổng mức đầu tư 731 tỷ trước ngày 1/10/2022. Mục tiêu đến 2025 CTR sẽ đạt 10.000 trạm viễn thông từ tập đoàn mẹ Viettel. Đối với mảng xây lắp và giải pháp tích hợp, CTR đã ký thành công nhiều hợp đồng lớn với các đối tác như NVL, CP Việt Nam, VTC… trong 2 tháng đầu năm.

Trong dài hạn, với lợi thế công ty mẹ là Tập đoàn Viettel, dẫn đầu ngành viễn thông với 54% thị phần trong nước, CTR đặt mục tiêu chuyển dịch từ đơn vị xây lắp và vận hành khai thác viễn thông thành nhà đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông số một Việt Nam vào năm 2025, kế hoạch tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2020-2025 là hơn 50%/năm.

Mức Stock Rating của CTR ở mức 77 điểm. Cho nên FSC duy trì đánh giá TRUNG TÍNH và các NĐT ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ với tỷ trọng thấp.

Đồ thị giá của CTR đóng cửa tăng 2,7% và đồ thị giá xác lập mức cao nhất 52 tuần với KLGD luôn duy trì trên mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn với mục tiêu ngắn hạn từ hệ thống xu hướng của FSC là 113.320 đồng/cp. Ngoài ra, đồ thị giá đã vượt hoàn toàn mức kháng cự ngắn hạn 91.600 đồng/cp cho nên mức 91.600 đồng/cp là mức hỗ trợ ngắn hạn.

FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi Sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

Các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu DGC

Mức Stock Rating của DGC (CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - HOSE) ở mức 94 điểm. Cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của DGC đóng cửa tăng 5,8% và đồ thị giá tiến gần mức kháng cự 193.900 đồng/cp với KLGD có dấu hiệu giảm dần. Đồng thời, đồ thị giá của DGC có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên nếu đồ thị giá không thể vượt được mức kháng cự 193.900/cp đồng thì xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể sẽ chững lại và rủi ro ngắn hạn sẽ có chiều hướng tăng dần.

FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi cổ phiếu VTP tại ngưỡng 76.000 đồng/cp

Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (UPCoM - Mã: VTP) nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tạo thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 64.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu. Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực.

Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 70.000 đồng/cp, chốt lãi tại ngưỡng 76.000 đồng/cp và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 66.000 đồng/cp.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Góc nhìn chuyên gia: Nhà đầu tư F0 nên hạn chế lướt sóng, bắt đáy cổ phiếu khi thị trường chưa rõ xu hướng

Đánh giá về xu hướng hiện tại của VN-Index, ông Ngô Minh Đức, Giám đốc CTCP Đầu tư tài chính LCTV cho rằng thị trường ...

Chứng khoán phiên chiều 17/3: Họ FLC dậy sóng, VN-Index tiếp tục tăng điểm

Thị trường chứng khoán trong nước phiên chiều 17/3/2022 ghi nhận đà tăng của VN-Index tiếp tục được duy trì. Đáng chú ý, cổ phiếu ...

Điểm tên loạt cổ phiếu rục rịch lên sàn HOSE năm 2022

Trong 2 tháng đầu năm 2022, Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã chào đón nhiều mã cổ phiếu mới lên sàn như ...

Thiện Nhân

Tin liên quan