Phiên giao dịch ngày 17/1/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:35 | 16/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 17/1/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Bắt đáy hụt cổ phiếu CII, hơn 60.000 lệnh bán bị mắc kẹt

Kinh nghiệm để đời cho nhà đầu tư sau vụ cổ phiếu FLC

Công ty chứng khoán MB – MBS

Khuyến nghị mua cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu 42.350 đồng/cp

Trong 3Q2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE - Mã: STB) đạt tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 4.198 tỷ đồng (-12,7% YoY), trong đó thu nhập ròng từ lãi (NII) đạt 3.313 tỷ đồng (+9,1% YoY); thu nhập ròng ngoài lãi (NoII) đạt 885 tỷ đồng (-50,9% YoY). Thu nhập ngoài lãi có sự suy giảm mạnh do hầu hết các hoạt động thu phí và bảo hiểm bị gián đoạn do giãn cách kéo dài trong Q3/2021. Chi phí hoạt động trong kỳ ở mức 2.424 tỷ đồng (-7,7% YoY), đưa tỷ lệ CIR trong quý đạt mức 57,7%, cao hơn đáng kể so với mức chỉ 49,2% trong Q2/2021, nhưng vẫn có sự cải thiện nhẹ so với mức 63,1% trong năm 2020. Lũy kế 9T2021, STB đạt tổng thu nhập hoạt động (TOI) 13.090 tỷ đồng (+6,8% YoY), trong đó NII và NoII lần lượt tăng +11,2% và -3,2% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động đạt 7.429 tỷ đồng (+5,0% YoY), tỷ lệ CIR được cải thiện xuống mức 56,8%, nhờ Q2 có sự cải thiện mạnh.

Tăng trưởng tín dụng trong 9T2021 đạt 5,0% so với cuối năm 2020. Trong đó Q3/2021, tăng trưởng tín dụng giảm -1,3% so với Q2/2021, khiến ngân hàng chỉ mới sử dụng hơn 50% room tín dụng được cấp. Huy động tiền gửi khách hàng cũng có sự giảm nhẹ -3,5% so với quý trước, chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

3306-co-phieu-can-luu-y
MBS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu 42.350 đồng/cp. Hình minh họa

Chất lượng tài sản tiếp tục được củng cố tại thời điểm cuối Q3/2021 khi tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức 1,56%, tương đương với Q2/2021, tuy tỷ lệ nợ nhóm 2 có sự gia tăng lên mức 0,51%. Tuy nhiên, tỷ lệ LLR của STB được cải thiện lên mức 112,2%, mức cao nhất lịch sử.

NIM của STB trong 9T2021 đạt 2,8%, có sự cải thiện nhẹ so với Q2/2021, nhờ chi phí vốn tiếp tục giảm mạnh, tuy nhiên việc ngân hàng chủ động giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng trong thời gian giãn cách khiến lãi suất cho vay trung bình giảm nhẹ về mức 8,3%. ROE và ROA đạt lần lượt 11% và 0,7%, tương đương với nửa đầu năm và cao hơn đáng kể so với mức chỉ 9,5% và 0,6% trong năm 2020.

Tổng tài sản tại thời điểm cuối Q3/2021 đạt hơn 494.294 tỷ đồng (-2,0% QoQ, +0,3% YoY), chủ yếu đến từ việc tăng trưởng tín dụng có sự suy giảm trong Q3/2021. Ngoài ra, các khoản tiền gửi tại các TCTD khác cũng có sự suy giảm mạnh.

Luận điểm đầu tư:

Việc tái cơ cấu khoản trái phiếu của VAMC để đủ điều kiện tiến hành đấu giá phần vốn đang được quản lý của VAMC sẽ giúp STB có được cơ sở gia tăng room tín dụng từ NHNN. MBS kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng của STB sẽ đạt trên mức 15% sau khi tiến hành tái cơ cấu.

Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của STB trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng này gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đầu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC.

Trích lập dự phòng giảm mạnh khi tiến hành định giá lại giá trị tài sản đảm bảo là BĐS. Với tỷ lệ BĐS chiếm hơn 83,8% danh mục tài sản thế chấp tính đến cuối Q3/2021. MBS kỳ vọng việc giá BĐS có sự gia tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp giá trị tài sản đảm bảo trên mỗi khoản vay được gia tăng, từ đó giúp giảm tỷ lệ dự phòng trên toàn danh mục vay.

Mảng cho vay bán lẻ và KHCN là động lực chính trong tăng trưởng tín dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu tập trung nhiều hơn sang mảng bán lẻ giúp STB gia tăng được lãi vay cùng với đó là giảm được chi phí vốn nhờ CASA cải thiện và sự hỗ trợ của môi trường lãi suất thấp.

Thu nhập ngoài lãi được gia tăng mạnh nhờ tái ký với Daiichi Life. MBS ước tính mức phí trả trước trong thương vụ tái ký lần này dư kiến sẽ đạt 250 triệu USD, và sẽ được ghi nhận trong năm 2022.

Rủi ro đầu tư:

Chi phí hoạt động hiện vẫn còn rất cao so với trung bình ngành, chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ chưa thể cải thiện đáng kể hoạt động của mình trong năm 2022 vì đang tập trung vào công tác tái cơ cấu.

Tỷ lệ CASA cần được cải thiện hơn nhằm giúp ngân hàng có được lợi thế về chi phí vốn khi mà áp lực gia tăng lãi suất trong năm 2022 là có thể xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến bức tranh lợi nhuận của STB.

Định giá: MBS định giá cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu 42.350 VND/cp dựa theo 2 Phương pháp (i) Giá trị thặng dư và (ii) so sánh P/B. Đối với Phương pháp giá trị thặng dư, chúng tôi sử dụng một số giả định chính như sau: a) Chi phí vốn cổ phần ở mức 12,6% nhằm phản ánh những rủi ro của thị trường khi mức chỉ số đang ở mức cao lịch sử; b) Mức tăng trưởng g=5%. Đối với Phương pháp so sánh P/B chúng tôi sử dụng mức P/B bình quân của ngành ngân hàng hiện tại là 2,2x, cùng với mức giá trị sổ sách kỳ vọng trong năm 2021 của STB là 18.600 VND/cp. Theo đó, MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu 42.350 VND/cp (+22,0% upside).

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Tiếp tục nắm giữ đối với cổ phiếu GIL

Mức Stock Rating của GIL (CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – sàn HOSE) ở mức 76 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của GIL đóng cửa phiên 13/1 tăng 1,5% với KLGD vẫn ở mức thấp. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, đặc biệt đồ thị giá có dấu hiệu hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Đồ thị giá có thể sẽ hướng về mức kháng cự gần nhất 70.50 và các NĐT có thể tăng dần tỷ trọng nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự này.

Hệ thống xu hướng của FSC đã xuất hiện điểm mua ngắn hạn vào phiên 06/01/2022 với lợi nhuận tạm tính là – 2,02% cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GIL.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) cho biết, LNTT năm 2021 đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Trước đó, Ngân hàng đặt mục tiêu LNTT 2021 là 25,6 nghìn tỷ đồng (+11% YoY). Như vậy, LNTT ước tính trong Q4/2021 đạt khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng (+10% QoQ/-11% YoY). VCB công bố ROA của ngân hàng đạt 1,55% và ROE đạt 20,8% trong năm 2021.

Dư nợ cho vay tăng 15,0% YoY, đạt 964 nghìn tỷ đồng, và huy động tăng +9,5% YoY, đạt 1.154 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

Ngân hàng báo cáo thu nhập phí ròng sơ bộ tăng 12,4% YoY (tương ứng đạt khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng). Từ đó, chúng tôi ước tính được thu nhập lãi ròng Q4/2021 là 2,4 nghìn tỷ đồng (+116% QoQ/ -21% YoY).

VCB công bố đã trích lập đủ dự phòng cụ thể cho toàn bộ khoản nợ tái cơ cấu trong năm 2021, sớm hơn 2 năm so với thời hạn quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của VCB vẫn đang ở mức cao nhất ngành, đạt khoảng 424% (nguồn: Cafef).

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VCB chỉ đạt 0,63% (-53bps QoQ / +1bp YoY) trong Q4/2021. Tỷ lệ nợ nhóm 2 (SML) giảm và chỉ còn chiếm 0,34% tổng dư nợ cho vay (-33bps QoQ/ +1bp YoY).

Tỷ lệ CASA bình quân là 32,2% tính đến cuối Q4/2021 (+3,3ppt YoY). Ngân hàng công bố sẽ miễn toàn bộ phí giao dịch và phí duy trì dịch vụ trên nền tảng VCB Digibank, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

VCB vẫn tiếp tục duy trì chính sách thận trọng với tỷ lệ LLR cao nhất ngành. Như FSC đã đề cập trước đó, tỷ lệ LLR cao cho phép ngân hàng có thể linh hoạt trong việc giảm dự phòng, và từ đó thúc đẩy lợi nhuận trong năm 2022.

Chất lượng tài sản vẫn giữ vững khi tỷ lệ NPL giảm thấp hơn trong Q4/2021.

FSC kỳ vọng tỷ lệ CASA sẽ tăng lên sau khi VCB áp dụng chính sách không thu phí phí đối với khách hàng giao dịch trên VCB Digibank.

VCB đang giao dịch tương ứng với P/B 2022E là 2,5x, so với trung vị ngành là 1,6x. Theo đó, FSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCB.

Công ty chứng khoán BIDV - BSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 36.000 đồng/cp

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá khuyến nghị 36.000 đồng/CP (tương đương upside 26.3% so với giá đóng cửa ngày 12/01/2022 là 28.500 đồng/CP) dựa trên hai phương pháp P/E và FCFF với tỷ trọng 50%/50%.

BSC ước tính sơ bộ doanh thu thuần của PVS năm 2021 đạt 12.500 tỷ đồng (giảm 37% so với năm trước) hoàn thành 125% kế hoạch, và lợi nhuận sau thuế đạt 764 tỷ đồng (tăng 4%), hoàn thành 136% kế hoạch. EPS 2021 = 1.599 đồng/CP.

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVS năm 2022 đạt lần lượt là 18.262 tỷ đồng (tăng 46% so với năm trước) và 977 tỷ đồng (tăng 28%), EPS FW = 2,044 đồng/CP với giả định (1) Giá dầu trung bình năm 2022 đạt 80 USD/thùng (tăng 10%); (2) Ghi nhận thêm 4.000 tỷ doanh thu từ các dự án Gallaf 3, dự án điện gió Hai Long và đường ống Lô B – Ô Môn; và (3) Các liên doanh FSO/FPSO hoạt động ổn định, đóng góp trên 600 tỷ đồng vào lợi nhuận của PVS.

Triển vọng đầu tư: Giá dầu duy trì quanh 80 USD/thùng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của PVS, Triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2022, Các công ty LDLK FSO/FPSO đóng góp ổn định vào lợi nhuận hàng năm.

Rủi ro: Các dự án có thể bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến nguồn công việc của PVS; Giá dầu biến động mạnh có thể tác động tiêu cực đến việc gia hạn hợp đồng thuê FSO/FPSO.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản đua nhau lao dốc

Tuần giao dịch đầy biến động khép lại với điểm nhấn là dòng cổ phiếu bất động sản, khi bất ngờ chịu sức ép từ ...

Cổ phiếu CII - "Đang vui thì đứt dây đàn"

Vụ huỷ cọc rúng động của Tân Hoàng Minh tại Thủ Thiêm ngay lập tức khiến hàng loạt cổ phiếu bất động sản chìm sâu ...

Kinh nghiệm để đời cho nhà đầu tư sau vụ cổ phiếu FLC

Nhà đầu tư, đặc biệt là các F0 nên tự bảo vệ mình trước những cổ phiếu, doanh nghiệp và lãnh đạo không minh bạch ...

Tuệ An

Tin liên quan