Phiên giao dịch ngày 11/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 10/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 11/5/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Tiếp tục quan sát cổ phiếu PDR

Mức Stock Rating của PDR (CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt Sàn HOSE) ở mức 61 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của PDR đóng cửa giảm 2,8% và đồ thị giá giảm về gần mức hỗ trợ 58.65. Đồng thời, các chỉ báo xung lượng giảm về vùng quá bán nhưng chưa có dấu hiệu đảo chiều rõ ràng cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mạo hiểm tham gia bắt đáy ở giai đoạn hiện tại.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã cảnh báo BÁN vào phiên 18/04/2022 và duy trì đánh giá ở mức GIẢM cho nên FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn tiếp tục QUAN SÁT cổ phiếu PDR.

4101-1
FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn vẫn tiếp tục quan sát cổ phiếu PDR. Hình minh họa.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 122.100 đồng/cp

BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Sàn HOSE)với giá mục tiêu 2022 là 122.100 đồng/cp upside 23% so với ngày 9/5/2022. Định giá dựa theo phương pháp DCF với WACC = 10,7% và g = 3,8% và phương pháp P/E với P/E mục tiêu 19 lần.

BSC điều chỉnh giá mục tiêu tăng 0.6% so với định giá trong báo cáo trước là 121.400 đồng/cp (được điều chỉnh sau phát hành), mặc dù (1) DTT và LNST kỳ vọng tăng lần lượt 10% và 16% so với BCT nhờ xu hướng tiêu dùng bù đắp và bất ổn chính trị cũng như lạm phát tăng cao hơn kì vọng khiến tăng nhu cầu tích trữ vàng miếng và việc tiết giảm hiệu quả chi phí SG&A/DTT trong Q1/2022, nhưng (2) Chi phí sử dụng vốn tăng từ 10% lên 10,7% do mặt bằng lãi suất kì vọng tăng và P/E mục tiêu cũng được điều chỉnh khoảng 19 lần- Thấp hơn giai đoạn 2021-2022 (21 lần).

BSC điều chỉnh kì vọng DTT và LNST năm 2022 đạt lần lượt là 26.196 tỷ đồng (+34%YoY) và 1.610 tỷ đồng (+56%YoY), EPS fw là 6.154 đồng/cp. PE fw = 16,1x – thấp hơn P/E trung bình 5 năm là 17x – Tương đương 101% KHDT và 122% KH LNST năm 2022.

Luận Điểm Đầu Tư: Mức nền thấp của 2021 cùng kỳ vọng mở rộng thị phần và quy mô trong giai đoạn 2022-2023. Dư địa tăng trưởng đến từ nội tại doanh nghiệp, gồm (1) Chiến lược mở rộng thị phần nhờ tăng số lượng cửa hàng ở khu vực thành phố cấp 2 và 3; (2) Tái cơ cấu sản phẩm và tối ưu hóa chi phí nhờ ứng dụng hệ thống ERP (3) Khai thác phân khúc khách hàng trẻ tiềm năng.

Rủi ro: Dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sức mua trang sức. Thu nhập khả dụng phục hồi thấp hơn kì vọng.

Kết quả kinh doanh 2021, DTT và LNST Q1/2022 lần lượt đạt 10.143 tỷ đồng (+41,2%YoY) và 721 tỷ đồng (+40,7% YoY), tương ứng hoàn thành 39,3% và 54,6% KH DT và LNST, nhờ nhu cầu tiêu dùng bù đắp và xu hướng đầu tư vàng miếng trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh và bất ổn địa chính trị toàn cầu.

Công ty chứng khoán VNDirect – VND

Nâng khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu PVS với giá mục tiêu đổi là 35.500 đồng/cp

Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX – Mã: PVS) ghi nhận doanh thu Q1/22 tăng 44,2% svck đạt 3.769 tỷ đồng nhờ đóng góp từ các hợp đồng EPC được ký kết trong nửa cuối 2021. Tuy nhiên, LN gộp Q1/22 chỉ tăng 7,8% svck do các dự án này đang trong giai đoạn đầu. Trong kỳ, chi phí QLDN giảm 21,2% svck nhờ chi phí nhân công và chi phí dự phòng thấp hơn, đồng thời thu nhập (TN) từ công ty liên kết tiếp tục đóng vai trò chính trong HĐKD của PVS với tốc độ tăng trưởng 13,8% đạt 162 tỷ đồng. Kết quả, LN ròng tăng 49,5% svck lên 216 tỷ đồng, hoàn thành 23% dự phóng cả năm của VND.

Trong Q4/21, PVS ghi nhận khoản TN từ công ty liên kết âm chủ yếu do công ty đã ghi nhân chi phí dự phòng cho FPSO Lam Sơn do chưa chốt được hợp đồng gia hạn sau ngày 30/06/2022. Theo VND, giá dầu cao như hiện nay sẽ là điều kiện lý tưởng để PVS đàm phán gia hạn hợp đồng cho FPSO Lam Sơn cũng như FPSO Ruby, củng cố động lực chính của công ty với tốc độ tăng trưởng kép là 24,1% trong 2022-23. Đáng chú ý, công ty cũng sẽ tham gia đấu thầu tàu FSO cho dự án Lô B khi dự án được khởi động. VND cho rằng đây sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho PVS trong thời gian tới.

Tại ĐHCĐ 2022, dù không đề cập đến thời điểm triển khai nhưng PVS kỳ vọng dự án Lô B sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho công ty trong những năm tới. Công ty cũng đặt mục tiêu mảng điện gió ngoài khơi sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn, trong đó PVS sẽ tham gia với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là nhà thầu EPC. Trong 2022, PVS đặt kế hoạch thận trọng với DT là 10.000 tỷ đồng (-29,7% svck) và LNST là 488 tỷ đồng (-28% svck). VND tin rằng PVS sẽ dễ dàng vượt kế hoạch này và có thể đạt mức tăng trưởng kép LN ròng là 26,7% trong 2022-24, nhờ: (1) đóng góp vững chắc của các liên doanh FSO/FPSO, và (2) triển vọng được cải thiện của mảng M&C từ năm 2022. Ngoài ra, PVS dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8% và 7% mệnh giá cho năm 2021-22.

Theo đó, VND nâng khuyến nghị lên Khả Quan; giá mục tiêu không đổi là 35.500 đồng/cp. Theo sau đà tăng giá dầu, PVS bắt đầu cho thấy sự phục hồi trong các HĐKD cốt lõi với KQKD Q1/22 khả quan và mảng M&C phục hồi. VND cho rằng đợt điều chỉnh hiện tại của thị trường đã đưa cổ phiếu PVS trở lại vùng giá hấp dẫn. Do đó, VND nâng khuyến nghị lên Khả Quan với giá mục tiêu không đổi là 35.500 đồng. Rủi ro giảm giá bao gồm sự sụt giảm giá dầu và sự chậm trễ trong việc trao thầu các dự án lớn.

Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS

Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 181.500 đồng/cp

Quý I/2022, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE - Mã: MWG) ghi nhận DTT đạt 36.467 tỷ đồng (+18%YoY), động lực tăng trưởng đến từ tất cả các chuỗi bán lẻ. Chuỗi TGDĐ; ĐMX và Topzone tăng 21%YoY trong khi đó chuỗi BHX chỉ tăng nhẹ 2%YoY. Biên lãi gộp vẫn duy trì ở mức 22%. LNST của Công ty Q1/2022 cao thứ hai trong lịch sử hoạt động, đạt 1.445 tỷ đồng (+8%YoY).

Ban lãnh đạo MWG đưa ra kế hoạch kinh doanh 2022 của công ty với DTT và LNST mục tiêu 140 nghìn tỷ đồng và 6.350 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 30% so với mức thực hiện năm 2021.

Chuỗi ĐMX, TGDĐ vẫn là trụ cột chính trong ngắn hạn, đóng góp 75% doanh thu của MWG. Ban lãnh đạo cho biết mức tăng trưởng hai chuỗi này ~ 8-10%/năm, muốn tăng trưởng mạnh hơn cần phải giành thị phần, có thể mở thêm trung tâm điện máy và tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp hơn. Ngoài ra, MWG còn lấn sân sang thị trường Indonesia thông qua công bố hợp tác chiến lược với Tập đoàn Erajaya để thành lập liên doanh PT Era Blue Elektronic (Era Blue) với mục tiêu 500 cửa hàng điện máy trong vòng 5 năm và sau đó sẽ IPO công ty liên doanh này.

Ban lãnh đạo MWG cho biết Công ty tạm dừng mở rộng chuỗi BHX thay vào đó là tập trung xây dựng nền tảng backend (cải thiện không gian mua sắm, chất lượng sản phẩm,...) trong 2022 nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Dự kiến tháng 7/2022, khoảng 2000 shop BHX sẽ thay đổi layout. Ngoài ra, Công ty sẽ có chiến lược đưa một số nhóm hàng thành đích đến của BHX, đặc biệt là sản phẩm tươi sống - đây là định hướng trong tương lai. Về vấn đề IPO, Ban lãnh đạo cho biết chỉ khi nào BHX đủ lớn và hoạt động hiệu quả mới IPO, chính vì vậy năm 2022 chuỗi BHX cần xây dựng nền tảng vững chắc để chuẩn bị mở rộng ra Miền Bắc và Miền Trung sau khi gọi vốn thành công từ Cổ đông chiến lược.

Cuối 2021, MWG có 178 cửa hàng với doanh thu/ tháng/ cửa hàng khoảng 340-350 triệu đồng. Sau khi công ty nâng cấp website và thay đổi layout thì doanh số tăng gấp đôi lên 650 triệu đồng/cửa hàng trong tháng 3/2022. Công ty đã thay đổi website, trưng bày shop. Chiến lược của Công ty với chuỗi An Khang trong 2022 là (1) Thay đổi diện mạo mới: Công ty sẽ “làm mới” gần 200 cửa hàng cũ với logo mới hoàn toàn, dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 5/2022; (2) Đẩy mạnh tốc độ mở mới: Dự kiến cuối tháng 6 sẽ nâng số lượng nhà thuốc ~400 và đẩy mạnh việc mở mới trong các tháng cuối năm, mục tiêu đặt ra đứng top 3 số lượng chuỗi cửa hàng dược phẩm trong năm nay.

TopZone có 31 cửa hàng – trong đó có 2 cửa hàng cao cấp theo mô hình APR (doanh thu 10-15 tỷ đồng/shop) và 29 theo mô hình nhỏ gọn AAR (6-8 tỷ đồng/shop). Dự kiến cuối tháng 5 có 50 cửa hàng, mục tiêu thị phần Apple của MWG ~40% trong 2022. Còn chuỗi Ava sẽ diễn ra theo quá trình thử và chọn lọc. Điển hình, chuỗi Ava Kids hoạt động hiệu quả, doanh thu 2 tỷ shop/tháng/ cửa hàng, sẽ được nhân rộng từ 20 lên 50 cửa hàng vào cuối tháng 5 này, mục tiêu dài hạn là đứng thứ 3 trong thị trường đồ trẻ em. Đối với các shop không hiệu quả, Công ty sẽ “dọn” hoặc liên kết với một bên khác.

Trong 2022, PHS ước tính DTT và LNST của MWG đạt 147.319 tỷ đồng (+20%YoY) và 6.512 tỷ đồng (+33%YoY) nhờ tăng trưởng các chuỗi cửa hàng cũ và đóng góp đáng kể từ các chuỗi cửa hàng mới (Chuỗi An Khang, Topzone,..). Bằng phương pháp định giá DCF và P/E,

PHS đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu MWG 181.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 21% mức giá hiện tại. Từ đó khuyến nghị MUA cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Mảng điện thoại di động đang bão hòa; (2) Rủi ro gia nhập ngành hàng mới; (3) Áp lực cạnh trang trong ngành hàng ICT và FMCG.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Licogi Quảng Ngãi (LQN) bị xử phạt vì không công bố thông tin

Ngày 04/05/2022, CTCP Licogi Quảng Ngãi (UPCoM: LQN) vừa bị phạt 85 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ...

Chứng khoán phiên chiều 10/5: Thanh khoản về lại thị trường, VN-Index đảo chiều tăng gần 24 điểm

Phiên hồi phục hôm nay như "nắng hạn gặp mưa rào", tuy nhiên một phiên tăng điểm sau chuỗi giảm mạnh chưa thể khẳng định ...

Loạt doanh nghiệp bán lẻ báo cáo lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý I/2022

Dịch bệnh được kiểm soát, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn báo cáo lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý I/2022, tăng tốc ...

Thiện Nhân

Tin liên quan