Nỗi sợ "call margin" và sự bay màu của VN-Index

Cập nhật: 10:57 | 26/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Nếu tính tại mức 1.260 điểm, VN-Index đã mất hơn 260 điểm chỉ sau khoảng 3 tuần giao dịch kéo theo hàng chục tỷ USD vốn hóa "đội nón" rời thị trường trong cùng thời điểm.

Đến cuối phiên 25/4/2022, VN-Index đã thu hẹp đà giảm còn 68 điểm. Mức giảm này chỉ sau phiên 28/1/2021 với việc VN-Index bốc hơi 73 điểm.

Bước sang nửa đầu phiên sáng 26/4, (tại thời điểm 9h45) sàn HOSE chỉ có 24 mã tăng điểm trong khi có đến 74 mã giảm sàn. Chỉ số chính sàn HOSE đã mất gần 50 điểm, lùi về sát 1.260 điểm.

4907-margin

Nếu tính tại mức này, VN-Index đã mất hơn 260 điểm chỉ sau khoảng 3 tuần giao dịch kéo theo hàng chục tỷ USD vốn hóa "đội nón" rời thị trường trong cùng thời điểm.

Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc VN-Index rơi thẳng đứng vẫn là "call margin" nhưng mức độ có thể nghiêm trọng hơn trước khi đối tượng bị ảnh hưởng là "cá mập".

Tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư dẫn tới đà bán tháo diện rộng.

"Quá kinh khủng", ông Võ Công Minh - Giám đốc kinh doanh Khối khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán ACB nói khi nhìn vào đồ thị VN-Index 3 tuần trở lại đây.

Theo ông Minh, nguyên nhân chính khiến VN-Index bay màu mạnh là bởi các công ty chứng khoán call margin lúc chỉ số vừa đảo chiều từ tăng thành giảm, dẫn đến những nhà đầu tư tâm lý không vững vàng bán ra và tích tụ dần thành một làn sóng bán tháo ngay buổi chiều.

4921-margin-2
Đồ thị VN-Index cập nhật đến 10h21 sáng 26/4/2022 (Ảnh: Trading View)

Chung quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta, cho rằng lý do thị trường giảm sâu hôm nay vẫn là "call margin", nhưng mức độ có thể nghiêm trọng hơn giai đoạn trước.

Chuyên gia này phân tích, đà giảm bắt nguồn từ áp lực bán tháo của nhóm bluechip; điều này có thể do nhóm đầu cơ đã giảm quá sâu khiến nhiều nhà đầu tư chọn cách hạ tỷ trọng ở những nhóm cổ phiếu giữ giá gần đây.

uy nhiên, khi áp lực bán tháo quá lớn, giá giảm quá nhanh, những nhà đầu tư ở gần vùng nguy hiểm về tỷ lệ an toàn đã lập tức bị ảnh hưởng.

"Nếu trong phiên sáng, áp lực bán do "call margin" vẫn chủ yếu do nhà đầu tư chủ động tự thực hiện thì sang phiên chiều 25/4, áp lực này chuyển thành "force-sell", từ các công ty chứng khoán", ông Minh cho biết.

Margin là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán, sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện "call margin" để phòng ngừa rủi ro cho mình.

Trong khi đó, "Force-sell" là trạng thái tài khoản của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu nên bị bán giải chấp bắt buộc để đưa tỷ lệ này về trạng thái an toàn.

Mức độ nghiêm trọng của phiên 25 và cả đầu phiên 26/4 không chỉ dừng ở cách thức xử lý. Áp lực bán ra những phiên gần đây khiến giá nhiều cổ phiếu giảm rất sâu. Theo ông Minh, có tín hiệu cho thấy áp lực "call margin" đã xuất hiện ở nhóm nhà đầu tư cá nhân có quy mô tài khoản lớn - "cá mập".

Một số cổ phiếu có diễn biến "lạ" khi bật ngược từ trạng thái "trắng bên mua" lên mức giá xanh chỉ trong vài phút phiên ATC. Theo vị này, đây có thể là cách để chống call margin của những nhà đầu tư "tay to". Nếu điều này là đúng, có thể nhiều "cá mập" đã gần chạm ngưỡng tỷ lệ ký quỹ duy trì bởi những nhà đầu tư này có tiềm lực tài chính mạnh nhưng dưới áp lực của thị trường, không loại trừ khả năng cũng bị "call margin" như những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này là rủi ro lớn khi lực đỡ của thị trường vẫn tương đối yếu dù đã giảm sâu.

Điều gì khiến chứng khoán giảm kỷ lục?

Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính VN-Index rơi thẳng đứng vẫn là "call margin" nhưng mức độ có thể nghiêm trọng hơn trước ...

Lời khuyên cho nhà đầu tư trước hiệu ứng bán lan gây giảm sàn đồng loạt và làn sóng bán giải chấp

Phiên giao dịch chứng khoán thứ Hai (17/1/2022) chứng kiến làn sóng bán tháo diện rộng của nhà đầu tư đẩy VN-Index đóng cửa ở ...

Cổ phiếu bất động sản hồi kỹ thuật, "họ" FLC tiếp tục mất thanh khoản

Phiên giao dịch cuối tuần (14/1/2022) chứng kiến nhiều cổ phiếu bất động sản đã thoát sàn và hồi phục nhờ dòng tiền "giải cứu", ...

Ba Lỗ