Những sai lầm trong quản lí chi tiêu

Cập nhật: 10:29 | 03/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Chia sẻ những thất bại khi quản lí chi tiêu của bản thân, một nhà báo của CNBC đã chỉ cho mọi người thấy rằng việc quản lí tài chính cá nhân tốt không phụ thuộc vào trí thông minh của mỗi người mà là tự rút ra bài học sau mỗi sai lầm.

Đa số mọi người đều nghĩ một người biết trang trải tài chính cá nhân là sự thông minh tự nhiên của họ về tiền bạc. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy.

Sarah O’Brien, một nhà báo chuyên viết về tài chính cá nhân trên tờ CNBC, đã chia sẻ những câu chuyện của mình về việc quản lí chi tiêu của bản thân. Bà đã viết lại tất cả những sai lầm đã mắc phải khi tự mình quản lí chi tiêu cá nhân và mong rằng những ai đọc được sẽ phần nào đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính bản thân họ.

Những sai lầm trong đầu tư, chi tiêu mà nhiều người mắc phải
Người quản lí tài chính tốt chưa hẳn là tài giỏi (Ảnh: CNBC)

Đổi ô tô cũ lấy mới

"Năm 2015, chiếc xe của tôi cần được sửa chữa nhưng lúc đó lại không có tiền để chi trả. Chiếc xe đã trải qua khoảng 120.000 dặm đường, cũng có đôi lúc nó bị chết máy vài lần. Nói tóm lại, tôi không còn ưa thích chiếc xe đó nữa sau 4 năm sử dụng.

Vì thế, tôi đã quyết định đổi xe cũ lấy chiếc xe mới. Bản thân việc này không quá tệ nhưng điều đáng nói là đại lí lại báo giá mua xe cũ thấp hơn so với số tiền tôi còn nợ ngân hàng. Do vậy, tôi đành phải chuyển khoản còn nợ sang chiếc xe mới, đồng nghĩa với việc hàng tháng tôi phải trả đều đặn khoản tiền này.

Hiện tại đã là năm 2020, để trả hết nợ tôi sẽ phải thực hiện thanh toán cho tới năm 2022. Hãy đoán xem hiện chiếc xe đang ở đâu khi tôi đang viết những dòng này cho các bạn: Chiếc xe đang nằm chờ ở một đại lí để bảo dưỡng do gặp sự cố động cơ.

Việc kết chuyển nợ cũ thành nợ mới là một hiện tượng đang ngày càng phổ biến trong giới bán xe ô tô. Theo số liệu của công ty chuyên nghiên cứu ô tô và hướng dẫn mua hàng trực tuyến Edmunds (Mỹ), tính từ đầu năm đến nay, 44% người mua xe đã làm điều tương tự như trên với mức trung bình hơn 5.500 USD".

"Hố đen" thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng và tôi đã có một mối quan hệ không mấy bền vững trong nhiều năm. Tôi từng dùng loại thẻ này và nợ nần chồng chất. Sau khi nhận ra mình đang gặp rắc rối, tôi tập trung vào việc trả hết nợ. Và rồi bằng cách nào đó, thẻ tín dụng đã thu hút tôi trở lại và phải trả nợ lần nữa.

Có rất nhiều lí do khiến chúng ta phụ thuộc vào thẻ tín dụng mà không có kỉ luật của bản thân. Với nhiều người sống nhờ tiền lương hàng tháng không mấy dư dả, bất kì khoản chi tiêu thất thường nào cũng có thể mất kiểm soát đứng trên góc độ tiền mặt. Dịch COVID-19 càng làm cho thực trạng này trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, những sai lầm của tôi với thẻ tín dụng chủ yếu liên quan đến việc thiếu tự chủ và dự thảo ngân sách. Nói cách khác, tôi đã tiêu hết nguồn thu nhập của mình và nếu tôi chi thêm tiền thì các khoản tiền này sẽ được ghi vào thẻ.

Là một người tiêu dùng, thật khó để đè nén ham muốn mua sắm và dễ dàng làm ngơ sự thất vọng sau đó vì chi tiêu quá đà. Các chuyên gia thường khuyến cáo không nên mang dư nợ từ tháng này sang tháng khác nhưng rõ ràng hầu hết chúng ta không tuân theo điều đó.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tổng dư nợ thẻ tín dụng của toàn người dùng nói chung đạt trên 900 tỉ USD.

Sự hào hứng phi lí

Bạn đã từng nghe câu chuyện về những nhà đầu tư mua một số cổ phiếu nhất định sau một đợt tăng giá do lo sợ bỏ lỡ cơ hội? Vâng, tôi là một trong số họ.

Đầu năm 2000, tôi đã theo dõi chỉ số tổng hợp Nasdaq của các cổ phiếu công nghệ, chúng tăng vọt từ khoảng 2.500 điểm lên mức 5.000 điểm trong vòng chưa đầy một năm. Không có vấn đề gì khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang khi đó, ông Alan Greenspan, đã cảnh báo vào năm 1996 về việc các nhà đầu tư có "sự hào hứng phi lí" về thị trường chứng khoán.

Xin lưu ý với bạn, cuối những năm 90 là thời kì đầy sôi động đối với cổ phiếu công nghệ. Khi hàng loạt công ty dot.com ra mắt công chúng, nhiều trong số đó còn không có thu nhập, nhân viên của họ trở thành triệu phú chỉ sau một đêm trên giấy nhờ quyền chọn cổ phiếu, tôi đã trải qua tâm lí đố kỵ trong đầu tư.

Tôi có một tài khoản hưu trí cá nhân (ở Mỹ gọi là IRA), cha tôi đã mở tài khoản này khi tôi 21 tuổi. Tôi đã bỏ tiền của mình vào quĩ tăng trưởng và thu nhập. Vào thời điểm đó, tôi tin rằng điều này đã khiến mình thất bại và tôi cần phải tham gia đầu tư vào cổ phiếu công nghệ.

Tôi quyết định tất cả những điều này mà không có bất kì lời khuyên hay chỉ dẫn chuyên gia nào. Tôi chỉ chắc chắn rằng cổ phiếu công nghệ là nơi mà tiền thông minh sẽ đi.

Tôi đã chuyển một nửa quĩ IRA của mình cho một quĩ công nghệ. Trong vòng khoảng 9 tháng, giá trị của nó đã giảm một nửa. Tôi tự nhủ nên nghe theo lời khuyên chung của các chuyên gia và tiếp tục đầu tư.

Tôi đã giữ nguyên khoản tiền đó trong suốt 15 năm. Khi số dư trở lại khoản đầu tư ban đầu, tôi quyết định bán hết quí đó và đưa khoản tiền đầu tư vào nơi khác. Đoán xem chuyện gì đã xảy ra. Không ngờ rằng cổ phiếu của công ty công nghệ đó tăng giá ngày càng cao.

Tôi không chỉ theo đuổi lời lãi mà còn đưa ra những quyết định một cách vô nghĩa. Đó là không nghe theo ý kiến chuyên môn và xem xét các khoản đầu tư của mình trong bối cảnh mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn cổ vũ tất cả mọi người, hãy làm tốt hơn những gì tôi từng làm. Hãy nghe theo chỉ dẫn của các chuyên gia.

4 quy luật bất biến mà người thành công nào cũng tỏ tường

Thành công không chỉ cần thông minh và may mắn, người chiến thắng cuối cùng tích lũy được rất nhiều bài học từ trong 4 ...

Biết nói chuyện là bản năng, nói năng khéo léo là bản lĩnh

Có một tác gia từng nói: "Nói chuyện không phải là một chuyện dễ dàng. Ngày ngày nói chuyện, chưa chắc đã là người biết ...

Những thói quen giữ cho bạn luôn giàu có

Hầu hết mọi người đều mong muốn có một cuộc sống giàu có trong suốt cuộc đời nhưng không phải ai cũng thực hiện được. ...

st