Giáo dục:

Những lưu ý giúp thí sinh làm tốt các môn tuyển sinh vào lớp 10

Cập nhật: 10:24 | 15/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh 10 sắp tới, thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu rõ phương pháp làm bài của từng môn.

Hà Nội: Thí sinh được đăng ký 13 nguyện vọng vào lớp 10 công lập

Hà Nội chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021

Hà Nội chính thức bỏ môn thi thứ 4 tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021

Nắm rõ cấu trúc đề

Phần 1: Bài toán đồ thị và hệ thức Vi-et (2,5 điểm). Đây là hai bài toán ở mức độ vừa phải, giúp học sinh (HS) có điểm. Bài đồ thị cần cẩn thận khi cho bảng giá trị để tránh sai sót dẫn đến mất điểm.

Phần 2: Các bài toán thực tế (4,5 điểm). Ở dạng này, đề thường có năm bài toán thực tế xoay quanh các chủ đề: Mua bán, giảm giá, đưa về phương trình, hệ phương trình, hàm số, diện tích, thể tích… Khi gặp toán thực tế, HS phải đọc đề kỹ, chọn lọc những thông tin liên quan tính toán. Nếu đề quá dài có thể đọc câu hỏi để xem nội dung cần đọc lại trên đề. Đối với các bài toán tìm ẩn số thì tìm cách gọi ẩn đưa về phương trình hoặc hệ phương trình.

Phần 3: Toán hình học (3 điểm), đề luôn có ba câu hỏi với mức độ khó dần. HS cần coi kỹ các kiến thức về góc trong đường tròn, tứ giác nội tiếp, tam giác đồng dạng, đường trung trực… để có thể lấy được 2 điểm ở câu a và b.

Câu c sẽ là câu khó để phân loại HS. Vì thế khi làm tới câu nào, HS phải vận dụng giả thiết đề bài, các kết quả đã làm được ở hai câu a và b, đồng thời huy động kiến thức rộng hơn để tư duy suy nghĩ.

2245 thisinh157
Ảnh minh họa

Phải viết đúng

Đối với môn văn: Khi làm phần đọc hiểu thì câu phải viết đúng. Khi viết bài văn thì phải đúng bố cục, viết đoạn đúng phương pháp.

Các em phải biết phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu. Thông thường nên dành 20 phút cho phần đọc hiểu, 40 phút cho phần nghị luận xã hội và 60 phút cho phần nghị luận văn học.

Thí sinh phải sử dụng hiệu quả giấy nháp được phát. Lập dàn ý, sắp xếp các ý vào giấy nháp giúp viết bài khoa học, có sự liên kết, không bị thiếu ý, tránh tình trạng phải viết bổ sung ở cuối bài hay ở ngoài lề giấy.

Phần đọc hiểu, các câu trả lời nên viết thành câu hoàn chỉnh, tránh việc chỉ viết từ ngữ.

Phần nghị luận xã hội, HS cần đọc kỹ đề để xác định dạng bài phù hợp (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hay nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý). Làm bài sai phương pháp, sai dạng bài sẽ bị trừ điểm rất nặng.

Phần nghị luận văn học, đề bài thường có giới hạn nhỏ, không yêu cầu phân tích hết tác phẩm. Chính vì vậy, nếu phần mở bài chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tác phẩm mà không giới thiệu nội dung mà đề bài giới hạn sẽ bị mất điểm.

Tránh sai lỗi chính tả

Môn tiếng Anh là một môn phải đầu tư lâu dài, không thể nào học một sớm một chiều. Thí sinh phải thận trọng khi viết ở những phần tự luận về lỗi chính tả, cấu trúc và kể cả dấu câu.

Kinh nghiệm làm bài: Phân bổ thời gian hợp lý đón nhận các phần thi mà giáo viên đã cho biết định dạng đề, suy nghĩ từ dễ đến khó.

Trong quá trình làm bài thi tiếng Anh, thí sinh cần lưu ý đối với câu trả lời True (đúng) và False (sai) không được viết tắt T và F; sai lỗi chính tả, thiếu dấu chấm hỏi. Từ câu 1 đến câu 32 điểm lớn nhất là 0,25 mỗi câu nên sai một chút sẽ bị mất điểm. Do đó, thí sinh cần thận trọng.

Thu Uyên (Tổng hợp)