Nhờ người khác bầu cử hộ có đúng với luật pháp?

Cập nhật: 08:40 | 05/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Theo Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử được tiến hành theo 4 nguyên tắc là: Bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Liên quan đến tình trạng nhiều người dân không đi bầu cử mà nhờ người khác bầu cử thay mình, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Luật gia, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết hiện vẫn còn nhiều cử tri chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử cũng như các quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Theo Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định".

Bên cạnh đó, Luật sư Hậu cho biết nguyên tắc bỏ phiếu tuân thủ theo Điều 69 Luật Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 đã quy định. Cụ thể, cử tri tự mình trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Điều 95 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự".

Do đó, khi nhận được lá phiếu, trách nhiệm của mỗi người là phải đi bầu cử đúng giờ, phát huy quyền làm chủ của mình để lựa chọn người có đức, có tài, có tâm, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không thể đi bầu thay, bầu cử qua loa, đại khái, cần cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời, càng không nên vì cục bộ, địa phương hay vì cá nhân mà bỏ sót người có năng lực.

Hà Nội: Trao đổi kinh nghiệm với người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND TP

Ngày 4/5, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ...

Vận động bầu cử giúp tạo sợi dây gắn kết với cử tri

Hiện cuộc bầu cử đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 bắt đầu bước vào ...

Khai mạc triển lãm 'Quốc hội Việt Nam - Những chặng đường đổi mới và phát triển'

Chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, ...

Nguồn laodong.vn

Tin cũ hơn
Xem thêm