5007-nhmuatraiphieudn
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo NHNN khẳng định tại họp báo ngày 22/9 để thông tin về điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm 2020; định hướng những tháng cuối năm.

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thời gian tới, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN sẽ tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế.

NHNN cũng sẽ đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến khả năng hoàn thành các mục tiêu tại Phương án cơ cấu lại của các TCTD cũng như đến an toàn hệ thống để đề xuất các giải pháp chỉ đạo, xử lý phù hợp.

NHNN sẽ tiếp tục điều tiết thanh khoản của TCTD hợp lý để ổn định thị trường; Điều hành công cụ tái cấp vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tiền tệ, nhu cầu vốn của TCTD và chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch COVID-19…

Để hỗ trợ các khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19, NHNN đang tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 của NHNN.

NHNN đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương cho ý kiến thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 cho phù hợp với thực tế của dịch bệnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN.

Ngoài ra, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kết nối ngân hàng - DN dưới nhiều hình thức khác nhau để kịp thời nắm bắt và xử lý khó khăn cho khách hàng vay vốn; tiếp tục chỉ đạo NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án giảm lãi suất một số chương trình tín dụng để hỗ trợ cho khách hàng.

Về các giải pháp hỗ trợ DN trong thời gian tới, hay gọi đơn giản là "gói hỗ trợ lần 2", đại diện NHNN khẳng định sẽ tích cực ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN dẫn nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là "dư địa cho chính sách tiền tệ" đang dần thu hẹp, cần có liều lượng nhiều hơn từ các chính sách tài khoá.

"Về phía mình, NHNN cam kết tiếp tục điều hành tháo gỡ tối đa khó khăn, nhưng không lơ là việc kiểm soát lạm phát và tính an toàn trong hoạt động", Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ quan điểm.

Với các TCTD, NHNN cũng đề nghị cần tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, bảo đảm chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhận định, đến thời điểm hiện nay, cơ cấu tín dụng là hợp lý khi các TCTD vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4%; tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 3,29%; tín dụng đối với lĩnh vực DN nhỏ và vừa tăng 3%... Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ vẫn được các TCTD tiếp tục triển khai quyết liệt; nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm được đáp ứng kịp thời.

Giải đáp vấn đề liên quan đến việc một số ngân hàng mua trái phiếu DN của một số DN BĐS, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phân tích, các ngân hàng huy động vốn có tỷ trọng cao là vốn ngắn hạn, nên các khoản đầu tư như chứng khoán và BĐS thường là dài hạn có rủi ro nhất định về thanh khoản, đòi hỏi phải thẩm định khả năng thu hồi vốn, đánh giá dòng tiền trong tương lai chặt chẽ.

Phương châm chỉ đạo chủ trương của NHNN là tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, do đó, NHNN đã chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS, nếu các TCTD mua trái phiếu DN vẫn tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

"NHNN đang chỉ đạo các vụ cục chức năng của mình thường xuyên theo dõi, báo cáo về tình các TCTD, nếu nhận thấy có rủi ro sẽ lập tức có văn bản cảnh báo", Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Ngân hàng Thế giới: FDI tháng 8 của Việt Nam dường như tạm ngưng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn FDI của Việt Nam giảm từ 3,1 tỷ USD trong tháng 7 xuống còn 720 ...

Ngân hàng Nhà nước còn dư địa để giảm lãi suất cho vay?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ sẵn sàng tái cấp vốn để các ngân hàng đủ vốn cho vay.

Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục

Tính đến 16/9, tín dụng toàn ngành tăng 4,81% so với cuối năm 2019. Đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất cùng kì ...