Nhiều ngân hàng tiếp tục "nói không" với chia cổ tức

Cập nhật: 15:32 | 22/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Câu chuyện phân phối lợi nhuận và chia cổ tức của nhiều ngân hàng đang "nóng" trở lại khi mùa đại hội cổ đông đang đi vào giai đoạn nhộn nhịp nhất.

2714-techcombank-3
Cổ đông Techcombank đã nhiều năm chưa được nhận cổ tức

Thời gian tới, hàng loạt các ngân hàng sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là kế hoạch phân phối lợi nhuận. Tài liệu dự thảo đại hội cho thấy nhiều ngân hàng năm nay tiếp tục "nói không" với chia cổ tức.

Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB), nếu các tờ trình được đại hội thông qua, đây sẽ là năm thứ 11 ngân hàng này không chia cổ tức bằng tiền mặt và là năm thứ 4 liên tiếp không chia cổ tức.

Theo đó, Techcombank dự kiến trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 với việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn, phục vụ cho chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh và cải thiện các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – Mã: STB) cũng đã cho cổ đông "nhịn" cổ tức 6 năm. Sang đến năm nay, Sacombank dự kiến tiếp tục đề xuất giữ lại lợi nhuận lũy kế 8.982 tỷ đồng.

Tài liệu dự thảo đại hội của Sacombank cho biết, do hiện tại ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, vì vậy việc chia cổ tức cho cổ đông phải được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB) cũng có kế hoạch không chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại để phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022.

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của TPBank tăng 38%, thu về 6.038 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế và trích các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối còn hơn 4.099 tỷ đồng.

Gần 10 năm Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) cũng không chia cổ tức. Lần gần nhất Eximbank chia cổ tức là hồi năm 2012 với tỷ lệ 4%. Nguyên do chính là vì Eximbank phải xử lý trái phiếu VAMC và liên tục không tổ chức được ĐHCĐ.

Tại ĐHCĐ thường niên 2021 lần thứ 2 diễn ra ngày 15/2 vừa qua, Eximbank đề xuất trả cổ tức nhưng không được thông qua.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank - Mã: SGB) cũng chưa cho biết cụ thể về kế hoạch chia cổ tức trong tờ trình đại hội cổ đông năm 2022.

Ở chiều ngược lại, không ít ngân hàng đã công bố tỷ lệ chia cổ tức "khủng" như VIB, ACB, OCB và MSB.

Đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đã chỉ đạo một trong những nhiệm vụ của các ngân hàng trong năm nay là phải giảm chi phí hoạt động, tiết giảm lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền để dành nguồn lực giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, thông qua đó có dư địa tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

ĐHĐCĐ Sacombank 2022: Cổ đông chất vấn nhiều câu hỏi "nóng"

Cổ đông ngân hàng Sacombank đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến khoản nợ của FLC, KCN Phong Phú, giá cổ phiếu, vấn đề ...

Lãi từ mảng dịch vụ tăng vọt, TPBank báo lợi nhuận quý I/2022 đạt hơn 1.600 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ...

Ngân hàng Bản Việt (BVB): Lợi nhuận tăng 14% trong quý I/2022

Trong quý I/2022, Ngân hàng Bản Việt (Mã chứng khoán: BVB) vừa công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt 173 ...

Quang Huy

Tin liên quan