Nhà máy đường cần sớm điều chỉnh nâng giá mua mía cho vụ ép mới

Cập nhật: 14:31 | 12/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) vừa có có văn bản khuyến cáo giá mua mía cho vụ ép 2021-2022 gửi các hội viên. Việc nâng giá mía là biện pháp củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đã liên tiếp gặp khó khăn trong giai đoạn vừa qua.

Xuất khẩu đường Thái Lan sang Việt Nam tiếp tục 'chìm đáy'

Cổ phiếu ngành đường bùng nổ sau thông tin thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đường Thái Lan

Chính thức áp thuế chống bán phá giá đường nhập từ Thái Lan

Theo VSSA ngành mía đường Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cho vụ trồng mới đông xuân và vụ ép mía 2021-2022. Niên vụ 2021-2022 dự báo sẽ là một năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam sau khi có Quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

VSSA nhận định: "Với biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng, thị trường đường trong nước sẽ có một mặt bằng có giá mới phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất đường trong điều kiện cạnh tranh công bằng".

1337-giamiaduong
Nhà máy đường cần sớm điều chỉnh nâng giá mua mía cho vụ ép 2021-2022 (Ảnh minh họa)

Hiệp hội đã tiến hành thảo luận và thống nhất cao về định hướng phục hồi vùng nguyên liệu mía trong thời gian sắp đến thông qua việc nâng cao giá mua mía cho người nông dân.

Theo đó, VSSA khuyến cáo các hội viên tùy vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương, trong bối cảnh các chi phí đầu vào tăng cao, các nhà máy đường cần sớm xem xét hiệp thương với nông dân trồng và địa phương, điều chỉnh tăng giá mua mía cho vụ mới sắp đến, sao cho giá mua mía bảo đảm người nông dân bù đắp chi phí có thu nhập đủ sống với cây mía, để người nông dân yên tâm phát triển cây mía, phục hồi vùng nguyên liệu.

Giá mía cũng cần xây dựng đảm bảo cho người nông dân có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với cây trồng cạnh tranh chính tại địa phương, có như vậy người nông dân mới có thể an tâm tiếp tục đồng hàng cũng các nhà máy đường trong việc phát triển, phục hồi diện tích trồng mía và ngành mía đường Việt Nam.

VSSA nhấn mạnh: "Việc nâng giá mía là biện pháp củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường và thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với người nông dân sau những vụ mía liên tiếp gặp khó khăn trong giai đoạn vừa qua".

Mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng đã đưa ra mức giá thu mua mía nguyên liệu vụ 2021-2022 cho nông dân trồng mía trong và ngoài tỉnh.

Cụ thể, mức giá mà Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng đưa ra là 1.100 đồng/kg cho mía 10 chữ đường (CCS). Đây là mức giá thu mua tại ruộng mía của bà con trước khi bốc lên phương tiện vận chuyển. Trường hợp tăng, giảm 0,1 CCS thì tương ứng tăng, giảm 10 đồng/kg.

Thông tin này đã đặt ra nhiều kỳ vọng cho nông dân trồng mía của tỉnh Hậu Giang đối với đơn vị thu mua mía nguyên liệu cho bà con sắp tới là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) khi chuẩn bị đưa ra mức giá thu mua mía.

Bởi thông thường, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng vào vụ sản xuất mía sau Tết Nguyên đán; còn theo kế hoạch thì Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ bắt đầu vào vụ sản xuất từ ngày 15/11 tới.

Nếu được Casuco đưa ra mức giá thu mua mía nguyên liệu ở mức hấp dẫn, nông dân có nguồn lợi nhuận tương đối sau khi bán mía sẽ tạo động lực lớn để bà con tái sản xuất vụ sau.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm