"Người xuống ngựa - kẻ chia bào" khi cổ phiếu VTP lao dốc không phanh

Cập nhật: 07:15 | 16/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Việc lợi nhuận tăng đều qua các năm đã không đủ để vực lại xu hướng dò đáy của cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel - Viettel Post (UpCOM: VTP) trong vài tháng trở lại đây. Các khoản nợ gia tăng cùng với áp lực cạnh tranh gay gắt chính là điều kiện dẫn đến những cuộc tháo chạy của khối ngoại và nhà đầu tư đang đặt niềm tin tại mã này.

1252-viet
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Là công ty bưu chính lớn thứ 2 tại Việt Nam, hoạt động chính lĩnh vực chuyển phát nhanh và phát hàng thu tiền hộ, Tổng CTCP Bưu chính Viettel - Viettel Post (UpCOM: VTP) đang hưởng lợi từ xu hướng bùng nổ e-commerce tại Việt Nam trong đó ông ty có lợi thế từ mạng lưới bưu cục rộng khắp, các khoản đầu tư vào công nghệ và các kế hoạch kinh doanh mới nhằm đón đầu xu hướng.

Điểm lại, 23 năm dưới sự hậu thuẫn của Tập đoàn Viettel, VTP ghi nhiều dấu ấn trong ngành bưu chính chuyển phát.

Năm 2003, công ty là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ Giao hàng thu tiền tại Việt Nam, tạo chuỗi giá trị gia tăng cho khách hàng cùng với nhiều dịch vụ liên quan như: Chuyển phát hỏa tốc, hẹn giờ, vận tải, quản lý kho hàng…

Hưởng ứng cách mạng 4.0, từ tháng 7/2019 VTP chính thức đưa vào vận hành hệ thống băng chuyền chia chọn bưu phẩm tự động. Hệ thống này có công suất tối đa lên tới 36.000 bưu phẩm/giờ, lớn nhất Việt Nam và phù hợp với mục tiêu phát triển trong 5 năm tới. Với hệ thống này, VTP rút ngắn được thời gian toàn trình của bưu phẩm từ 4 - 6h, giảm tỷ lệ sai sót, hư hỏng trong chia chọn bưu gửi, giảm chi phí nhân công.

Cũng trong thời gian này, VTP tung 2 nền tảng MyGo (cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng, VTP với các công ty chuyển phát) và Voso.vn (sàn thương mại điện tử mua bán hàng hóa trực tuyến), đồng thời kết hợp với sản phẩm "ViettelPay" của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, "Viettel ++" của Tổng Công ty Viễn thông Viettel, hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái nhằm tận dụng tập khách hàng sẵn có. Theo ban lãnh đạo, chiến lược trên đã giúp VTP không bị kéo vào các cuộc đua đốt tiền, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng.

Thực tế, những lĩnh vực mới đang giúp VTP tăng trưởng mạnh về quy mô; trong khi doanh thu mảng truyền thống (chuyển phát) đi ngang thì doanh thu bán hàng nhảy vọt và chính thức vượt mặt từ quý đầu năm 2020.

Luỹ kế cả năm, VTP đạt 17.237 tỷ doanh thu, tăng cao gấp 2,2 lần năm 2019 chủ yếu đến từ mảng kinh doanh (doanh thu chuyển phát tiếp tục đi ngang và đóng góp ở mức 1.962 tỷ đồng).

Lợi nhuận quý 4/2020 giảm sâu, cổ phiếu rơi về đáy 6 tháng: Thời hoàng kim của Viettel Post đã qua? - Ảnh 1.

Song, "chơi lớn" trong cuộc đua với những đối thủ mạnh, VTP không tránh khỏi áp lực đánh đổi biên lợi nhuận. Bởi, thực tế tỷ suất sinh lợi của hoạt động kinh doanh hàng hoá không đáng kể. Đặc biệt, biên lãi gộp sụt giảm đáng kể, từ mức 10% (năm 2019) chỉ còn 4%.

Được biết trong năm 2020, VTP tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư các dự án CNTT trọng điểm, đào tạo và kiểm soát chất lượng nhân sự...

Cách đây không lâu, mã VTP vẫn còn là một trong những cổ phiếu thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ triển vọng bứt phá mạnh cùng sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử.

Thực tế, trong khoảng 2 năm đầu lên sàn, Viettel Post đã tăng trưởng khá tốt về kết quả kinh doanh kéo theo sự bứt phá của giá cổ phiếu.

0054-vtp
Lợi nhuận của VTP tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2017 - 2020. Tuy nhiên, tổng nợ của doanh nghiệp cũng phình ra trong giai đoạn này

Tuy vậy, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhân là rất lớn với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi trong và ngoài nước như VNPost, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Grab, J&T… đã ảnh hưởng không chỉ tới thị phần mà cả biên lợi nhuận của Viettel Post.

Áp lực cũng thể hiện rõ nét trong kỳ báo cáo kinh doanh quý IV/2020 của doanh nghiệp khi biên lợi nhuận gộp giảm từ 10% xuống còn 2,6% bất chấp việc cắt giảm chi phí lãi ròng chỉ đạt 77 tỷ đồng - giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý sụt giảm sâu của VTP sau thời kỳ hoàng kim với lợi nhuận đều đặn tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong khi đó, những dự án mới của Viettel Post như Vỏ sò, Mygo cũng chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng ban đầu.

Với triển vọng kinh doanh đang gặp nhiều thách thức, không chỉ nhà đầu tư nội mà khối ngoại cũng đẩy mạnh bán VTP thời gian gần đây.

Kết thúc phiên giao dịch 15/4, thị giá cổ phiếu VTP chỉ còn 84.000 đồng - giảm 23% so với đầu năm và vẫn chưa có dấu hiệu thấy đáy.

0536-vtl
Cổ phiếu VTP lao dốc mạnh từ vùng đỉnh tháng 1/2021
Phiên giao dịch ngày 16/4/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 16/4/2021, ...

LDG Group hủy họp đại hội cổ đông 2021

Do số lượng cổ đông đến dự họp không đủ số lượng theo quy định, đại hội cổ đông của LDG Group theo đó không ...

Cổ phiếu của Thép Thủ Đức (TDS) tăng trần sau thông tin lợi nhuận khủng

Cổ phiếu TDS của CTCP Thép Thủ Đức VnSteel đã tăng trần và cán mốc 18.600 đồng/cổ phiếu ngay sau thông tin lợi nhuận khủng ...

Văn Thắng T/H