Người nhà "sếp" VIB muốn rót thêm 200 tỷ đồng mua cổ phiếu

Cập nhật: 18:50 | 13/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện các giao dịch cổ phiếu VIB liên quan đến người nhà lãnh đạo của ngân hàng này. Kết phiên 13/4, giá cổ phiếu VIB dừng ở 52.000 đồng/cp.

4400-vib1342
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Mã: VIB)

Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), ông Trần Đức Quý vừa đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Mã: VIB) trong thời gian từ 19/4 đến 18/5/2021 qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Ông Quý là cha đẻ của bà Trần Thị Thu Hương – Giám đốc Khối ngân hàng Bán lẻ của VIB.

Trước giao dịch ông Quý đang sở hữu 11,1 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 1% vốn điều lệ ngân hàng. Nếu mua vào thành công như đăng ký, ông sẽ nắm giữ 15,1 triệu đơn vị, tương đương 1,36% vốn. Bà Trần Thị Thu Hương hiện đang sở hữu trên 7,2 triệu cổ phiếu VIB.

Kết phiên 13/4, giá cổ phiếu VIB dừng ở 52.000 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, ông Quý sẽ cần chi 208 tỷ đồng để hoàn tất mua vào. Tổng số cổ phiếu VIB mà cha con ông Quý đang nắm giữ có giá trị hơn 950 tỷ đồng.

4059-vib134
Diễn biến giá cổ phiếu VIB trong những tháng gần đây (Nguồn: TradingView)

Năm 2021, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 7.510 tỷ đồng, tăng 29,4% so với thực hiện năm 2020. Quy mô tổng tài sản ước tính hơn 307.000 đồng, tăng trưởng 25,5%. Kế hoạch dư nợ tín dụng và huy động vốn cùng tăng khoảng 31%.

Về kết quả kinh doanh năm 2020, hầu hết mảng hoạt động của VIB đều ghi nhận sự tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng, tăng 36,7% đạt 8.496 tỷ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác lần lượt tăng 32,9% và 26%, đem về cho ngân hàng 2.389 tỷ và 283 tỷ đồng.

Tổng hợp các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động của VIB đạt hơn 11.215 tỷ đồng, tăng 37,6% so với 2019. Trong khi đó, chi phí hoạt động chỉ tăng 29,9%, giúp lợi nhuận thuần của ngân hàng tăng 43,2% lên mức kỷ lục 6.750 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản VIB đạt mức 244.710 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cuối năm 2019. Tiền gửi khách hàng tăng 22,9% lên 150.360 tỷ đồng.

Kết thúc tháng 12/2020, số dư nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 2.957 tỷ đồng, tăng 16,6%, trong khi dư nợ cho vay khách hàng tăng 31,2% với 169.520 tỷ đồng. Nhờ đó, đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 1,96% xuống 1,74%.

Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng có thể lên sàn năm 2021

Nhiều nhà băng trình kế hoạch tăng vốn, phát hành cổ phiếu trong năm nay để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, hơn 7 tỷ ...

Thừa tiền, nhiều ngân hàng không 'mặn mà' việc huy động vốn

Dư thừa tiền giúp các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng không “mặn mà” với việc huy ...

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 4/2021?

So sánh lãi suất ngân hàng trong tháng 4, mỗi ngân hàng đều có sự điều chỉnh lãi suất riêng nhằm phù hợp với kế ...

Lưu Lâm