Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Cập nhật: 09:42 | 25/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Với tình hình hiện nay, nhiều khả năng, NHNN sẽ tiếp tục lùi thời điểm áp dụng Thông tư trên 1 năm nữa để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng. Đại diện NHNN cho biết do tác động xấu của dịch, đến năm 2020 nợ xấu nội bảng tăng trở lại lên 1,69% và đến cuối tháng 9/2021 là 1,9%.

3806-nhnn25
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tại hội thảo "Xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật" sáng ngày 24/11, đại diện cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Lê Trung Kiên cho biết NHNN đang nghiên cứu, xem xét việc lùi tỷ lệ áp dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, theo Báo Chính phủ.

Trước đó, NHNN cho lùi 1 năm lộ trình áp dụng tỷ lệ "tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn".

Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/10/2023 là 30%.

Với tình hình hiện nay, nhiều khả năng, NHNN sẽ tiếp tục lùi thời điểm áp dụng Thông tư trên 1 năm nữa để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Đại diện NHNN cho biết do tác động xấu của dịch, đến năm 2020 nợ xấu nội bảng tăng trở lại lên 1,69% và đến cuối tháng 9/2021 là 1,9%.

364.100 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong 4 năm

Cũng tại hội thảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Nếu để nợ xấu tăng cao mà không xử lý kịp thời có thể gây ra sự đổ vỡ ngân hàng, đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

Tại Việt Nam, để tạo hành lang pháp lý, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu.

Sau hơn 4 năm đi vào thực tiễn, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 31/8/2021 là 424.100 tỷ đồng và đã xử lý được 364.100 tỷ đồng kể từ 15/8/2017 - 31/8/2021.

Theo ông Hùng, COVID-19 khiến tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao trở lại. Trong khi đó, Nghị quyết 42 hết hiệu lực chỉ trong vài tháng nữa sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là làm tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế.

Trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết. Khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Những ngân hàng nào "sáng cửa" được nới room tín dụng đợt cuối năm?

Với kỳ vọng nhu cầu vốn trong nền kinh tế sẽ sớm hồi phục tương ứng với sự phục hồi ở lĩnh vực sản xuất, ...

Cổ phiếu dòng "bank" lại có phiên tạo sóng: STB, MBB, VIB, OCB,... kịch trần

OCB, EIB, MBB, SSB, VIB, STB đồng loạt tăng kịch trần. Ngay cả cổ phiếu nổi tiếng là "nặng" như VCB cũng có lúc muốn ...

Người dùng cần lưu ý điều gì khi thẻ ATM từ bị 'khai tử' sau 31/12/2021?

Trước đó, theo Thông tư số 22/2020, từ 31/3/2021, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ ATM từ và thay bằng thẻ ATM có ...

Linh Đan