Ngân hàng Nhà nước cảnh báo lừa đảo qua tin nhắn giả danh ngân hàng

Cập nhật: 09:36 | 03/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã có công văn gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, theo Người lao động.

3341-nhnn311
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN nhận thấy gần đây nổi lên tình hình tội phạm công nghệ cao giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandingname) của các ngân hàng gửi đến điện thoại di động để lừa khách hàng truy cập, giao dịch tại trang web giả mạo ngân hàng do đối tượng phạm tội lập ra.

Các đối tượng sau khi đánh cắp thông tin đăng nhập và mã xác thực OTP sẽ dùng các thông tin bí mật này kết hợp với việc thay đổi phương thức, thiết bị nhận mã xác thực OTP để thực hiện giao dịch giả mạo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán, NHNN đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai phù hợp với điều kiện năng lực đơn vị, biện pháp kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo thông tin khách hàng khi thực hiện giao dịch (thanh toán, chuyển tiền) phù hợp, khớp đúng với thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán tương ứng.

Đối với việc xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng khi có thay đổi thiết bị thực hiện giao dịch, các đơn vị nghiên cứu triển khai trong thời gian sớm nhất có thể các biện pháp kỹ thuật, công nghệ về định danh xác thực khách hàng điện tử (eKYC) để xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng đúng là chủ tài khoản thanh toán khi có thay đổi về thiết bị nhận mã xác thực OTP, thiết bị thực hiện giao dịch của khách hàng.

Trước đó, các cơ quan chức năng khác như Bộ Công an, Bộ Công thương... cũng nhiều lần lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu lừa chiếm đoạt tài sản.

Để tránh trở thành nạn nhân, các cơ quan khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.

Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

So sánh lãi suất tiết kiệm nhóm "Big 4" ngân hàng nhà nước tháng 11/2021

Ghi nhận lãi suất ngày 2/11 tại 4 “ông lớn” ngân hàng là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank so với đầu tháng trước nhìn chung ...

Chính thức phát động Cuộc thi ảnh “Rạng rỡ Banker” mùa 2

Với mục đích tạo ra sân chơi giao lưu gắn kết, cổ vũ tinh thần và tôn vinh vẻ đẹp của cán bộ nhân viên ...

BVSC: Vietcombank có thể sẽ được nới room tín dụng thêm 2 - 4%

Theo BVSC, Vietcombank có thể được cấp thêm hạn mức tín dụng 2 - 4% nếu cần thiết nhờ việc hỗ trợ nền kinh tế ...

Anh Khôi

Tin liên quan