Triển vọng ngành ngân hàng

NHNN đang triển khai gói cấp bù lãi suất với tổng quy mô lên tới 43.000 tỷ đồng (bao gồm gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ được Quốc hội thông qua hồi đầu năm).

Các gói hỗ trợ lãi suất tập trung vào các đối tượng ưu tiên, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tham gia một số của các dự án trọng điểm quốc gia, và kinh doanh trong một số ngành nhất định (du lịch, hàng không, giao thông vận tải).

Gói cấp bù lãi suất được kỳ vọng có thể giúp giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung bình từ 20 - 40 điểm cơ bản trong năm 2022.

Tuy nhiên, tác động thực tế của gói cấp bù lãi suất đối với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thấp hơn nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua. Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời.

Lãi suất huy động so với lạm phát

anh-chup-man-hinh-2022-07-06-luc-09.59.28.png

Các chuyên gia kinh tế nhận định, những diễn biến trên thị trường đang phát đi tín hiệu về khả năng NHNN không muốn duy trì một nền lãi suất thấp nữa nên đã hút bớt tiền dư thừa ngắn hạn trong hệ thống.

Tuy giữ nguyên lãi suất điều hành nhưng việc khởi động phát hành tín phiếu cũng như tăng bán USD ra như một bước để thăm dò lãi suất trong tương lai gần. Một thời kỳ tiền tệ thắt chặt trước sức ép lạm phát có thể đã nhen nhóm.

Nhờ việc kiểm soát được lạm phát nên mặt bằng lãi suất cho vay trong nước, từ đầu năm đến nay, mới chỉ tăng 0,09%/năm. Tuy nhiên, khi lạm phát gia tăng về cuối năm sẽ trực tiếp tạo áp lực lên lãi suất. Với các diễn biến quốc tế và giá cả trong nước, áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm và năm 2023 là rất lớn.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại khuyến nghị, hãy để mặt bằng lãi suất cho vay tăng khoảng 1-1,5 điểm %/năm từ nay đến cuối năm để kiểm soát lạm phát, đồng thời khẩn trương thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng.

Thời kỳ thắt chặt tiền tệ

Theo các DN, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng kỳ hạn 12 tháng hiện nay đã tiệm cận mức 7%/năm. Với lãi suất này, cộng thêm biên độ từ 3,5%-4%/năm nữa thì lãi suất vay kỳ hạn 12 tháng đã ở mức từ 10,5-11%/năm. Nếu lãi suất huy động tiếp tục tăng thì lãi suất cho vay sẽ tăng cao hơn.

Theo quan điểm của VNDirect, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao (bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn) có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Đà tăng lãi suất huy động được cho là sẽ chậm lại trong quý III/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý IV sau khi NHNN nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM.

Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm (bình quân) vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm.