Nên mua dòng cổ phiếu nào khi thị trường sụt giảm mạnh?

Cập nhật: 09:14 | 30/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc lựa chọn những mã cổ phiếu tiềm năng khi thị trường chung sụt giảm mạnh là điều không hề dễ, đặc biệt đối với những nhà đầu tư không chuyên, không giỏi lướt lát.

Để giải đáp thắc mắc đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về diễn biến giá của một số nhóm cổ phiếu qua 2 đợt điều chỉnh mạnh gần đây nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là giai đoạn tháng 7/2021 và giai đoạn tháng 1/2021.

4 nhóm cổ phiếu được chúng tôi lựa chọn là nhóm cổ phiếu tăng trưởng, nhóm cổ phiếu giá trị, nhóm cổ phiếu cổ tức cao, nhóm cổ phiếu phòng thủ. Hi vọng với những kết quả của bài viết nghiên cứu này có thể phần nào giúp cho các nhà đầu tư có thể rút ra một số ý tưởng nếu có những nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường diễn ra trong tương lai.

0945-chon-co-phieu

Trước tiên chúng ta cũng điểm qua về tiêu chí lựa chọn các cổ phiếu vào các nhóm cổ phiếu như trên:

- Nhóm cổ phiếu tăng trưởng: Là những công ty có nền tảng cơ bản tốt và có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 15% tại thời điểm nghiên cứu.

- Nhóm cổ phiếu giá trị: Là những công ty có nền tảng cơ bản tốt và mức định giá (P/E, P/B) hấp dẫn so với các cổ phiếu trong ngành và ROE hàng năm trên 10%.

- Nhóm cổ phiếu phòng thủ: Là những công ty có nền tảng cơ bản tốt và có ngành nghề ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi tác động của chu kỳ kinh tế (ví dụ nhóm điện, nước…)

- Nhóm cổ phiếu cổ tức cao: Là những công ty có nền tảng cơ bản tốt và có tỷ suất cổ tức trên 7% tại thời điểm nghiên cứu (Tỷ suất cổ tức = giá trị cổ tức bằng tiền mặt 4 quý liền trước/giá cổ phiếu tại thời điểm nghiên cứu).

Đầu tiên chúng tôi thu thập diễn biến giá của ~25-30 cổ phiếu có thanh khoản từ mức khá trở lên (trên 500 triệu/phiên) thuộc các nhóm cổ phiếu trên, sau đó chúng tôi lấy giá trung bình của cả một giai đoạn sụt giảm mạnh (ví dụ giai đoạn 7/2021, chúng tôi sẽ lấy giá trung bình trong suốt quá trình giảm từ 2/7/2021 đến 20/7/2021). Sở dĩ chúng tôi lấy giá trung bình trong giai đoạn này là do xác định việc mua được cổ phiếu đúng đáy của thị trường là việc làm rất khó đối với đại đa số bộ phận các nhà đầu tư. Sau đó diễn biến giá cổ phiếu sẽ được chúng tôi nghiên cứu ở các khung thời gian 20, 40, 60 phiên kể từ khi thị trường chung tạo đáy. Kết quả nhận được như sau:

Trong giai đoạn tháng 7/2021:

1131-chon-co-phieu-1

Trong giai đoạn tháng 1/2021:

1145-chon-co-phieu-2

Từ đồ thị của 2 giai đoạn này ta có thể thấy:

- Nhóm cổ phiếu tăng trưởng và nhóm cổ phiếu giá trị đều có tỷ suất sinh lời tốt hơn nhóm cổ phiếu phòng thủ và nhóm cổ phiếu giá trị ở tất cả các khung thời gian nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn tháng 1/2021, nhóm cổ phiếu giá trị và nhóm cổ phiếu tăng trưởng có mức sinh lời dao động trên dưới 15% ở khung thời gian T+60 trong khi nhóm cổ phiếu cổ tức cao và nhóm phòng thủ có mức biến động tỷ suất sinh lời 0-5% (lưu ý: đường kẻ ngang ở giữa các đồ thị hình hộp thể hiện trung vị của các mức biến động tỷ suất sinh lời)

- Khung thời gian nắm giữ dài thường cho tỷ suất sinh lời tốt hơn (Tỷ suất sinh lời ở các khung thời gian T+40, T+60 tốt hơn tỷ suất sinh lời ở khung thời gian T+20) Sở dĩ như vậy vì đây là những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt không mang nhiều tính đầu cơ do đó việc nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài hơn thường đem lại tỷ suất sinh lời tốt hơn.

Tuy nhiên có một câu hỏi đặt ra là việc đánh giá này mới đơn thuần chỉ xét trên khía cạnh tỷ suất sinh lời mà chưa xét đến khía cạnh rủi ro. Do đó, chúng tôi có sử dụng yếu tố độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của mỗi nhóm cổ phiếu trên để đại diện cho yếu tố rủi ro, sau đó để xem xét tương quan giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro, chúng tôi sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lời/độ lệch chuẩn của từng nhóm cổ phiếu. Hệ số này càng cao thì càng tích cực, thể hiện ở cùng một đơn vị rủi ro thì tỷ suất sinh lời sẽ tốt hơn ở những nhóm cổ phiếu có hệ số sinh lời/độ lệch chuẩn cao. Kết quả nhận được như sau:

Giai đoạn tháng 7/2021:

1219-chon-co-phieu-3

Giai đoạn tháng 1/2021:

1228-chon-co-phieu-4

Nếu xét trên khía cạnh tương quan giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro, thì không có sự khác nhau nhiều ở chỉ số này ở các nhóm cổ phiếu (dao động từ 0-0.5) ngoại trừ trường hợp của nhóm cổ phiếu phòng thủ trong giai đoạn tháng 1/2021 ở khung thời gian T+60 (ở mức ~1.3x). Điều này có thể thấy nếu xét trên khía cạnh rủi ro thì không có sự khác biệt nhiều về rủi ro ở các nhóm cổ phiếu này khi thị trường chung điều chỉnh.

"Nhặt" dần cổ phiếu tốt...

Trước sự điều chỉnh mạnh của các dòng cổ phiếu những tuần qua, các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm quan sát, mua ...

Kiếm tiền thời VN-Index “sideway”

Khuyến nghị được đưa ra từ giới chuyên gia chứng khoán là nhà đầu tư cần hướng tới các cổ phiếu cơ bản đang được ...

Làm gì để ‘chữa bệnh’ sợ cắt lỗ, nghiện giao dịch?

Trong giao dịch chứng khoán, không ít nhà đầu tư có “cái tôi” khó chấp nhận rằng mình thua lỗ và hiện thực hóa khoản ...

Nguyễn Thanh (t/h)

Nguồn TCBS