Nâng lô tối thiểu lên 1.000: Lợi cổ phiếu nhỏ, thiệt cổ phiếu to, tiền ít thì lo, tiền nhiều đủng đỉnh

Cập nhật: 16:05 | 03/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Liên quan đến câu chuyện nâng lô tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu được nhà đầu tư và dư luận quan tâm những ngày gần đây, mới nhất, ông Lê Hải Trà – Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) cho biết, Sở đã tham khảo thông lệ quốc tế và ý kiến các chuyên gia, báo các các cơ quan để đánh giá tác động của việc tăng lô giao dịch 1.000 cổ phiếu.

Theo đó, HOSE tính toán việc này có thể giảm 40 - 50% tổng số lượng lệnh giao dịch đồng thời việc tăng lô cũng có thể mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường, bảo vệ tốt nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp…

Tuy nhiên, ông Trà vẫn nhấn mạnh, việc nâng lô từ 100 lên 1.000 cổ phiếu là một trong những giải pháp được đề ra để tạm thời giải quyết tình trạng "nghẽn lệnh" tại HOSE - hiện tượng lệnh không vào được hệ thống hoặc trả chậm kết quả - diễn ra thường xuyên trong thời gian qua khi giá trị giao dịch đạt hơn 14.000 tỷ đồng.

ong-hung-ssi-6634-1614747830.png

Tăng lô lên 1.000 cổ phiếu là giải pháp khả dĩ nhất hiện nay

Lăng lô là lựa chọn khả dĩ nhất?

Bình luận về giải pháp này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, giải pháp xử lý sự cố tắc nghẽn hệ thống vì quá tải thì luôn có mặt trái nhưng nếu không có giải pháp hệ thống sụp đổ thì thị trường sẽ dừng hoạt động.

"Giải pháp tăng lô lên 1.000 cổ phiếu là lựa chọn khả dĩ nhất lúc này để duy trì hệ thống, khi hệ thống mới được đưa vào sử dụng thì sẽ giảm trở lại lô 10", ông Hưng đánh giá.

Một vấn đề quan tâm của nhà đầu tư là việc cổ phiếu lô lẻ sẽ không thể đặt lệnh giao dịch và khó bán cho CTCK khi thị trường đã tăng nhiều thời gian qua. Về vấn đề này, ông Hưng cho rằng các công ty chứng khoán cần tổ chức mua lô lẻ cho nhà đầu tư.

Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã lấy ý kiến các công ty chứng khoán thành viên việc về thời gian cần thực hiện chỉnh sửa hệ thống phần mềm nhằm đáp ứng trường hợp chuyển một số mã chứng khoán hiện giao dịch trên HOSE sang giao dịch tại một bảng mới trên hệ thống của HNX. Các mã này vẫn được giữ nguyên các quy định giao dịch như tại HOSE về biên độ, kết cấu phiên, bước giá… Tại hệ thống của VSD, các chứng khoán này có thể được đổi định danh thành chứng khoán thuộc HNX hoặc giữ nguyên là thuộc HOSE.

Liên quan đến phương án này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có văn bản gửi HOSE, HNX, VSD về việc chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang HNX. Ủy ban yêu cầu HNX khẩn trương tiếp nhận xử lý cho doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE, mà không xem xét lại hồ sơ theo quy trình niêm yết mới.

Được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính về việc tạm thời chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang HNX để giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE, UBCKNN đã thông báo và hướng dẫn HOSE, HNX và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện cụ thể.

Theo đó, doanh nghiệp có nguyện vọng chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang HNX phải có văn bản yêu cầu, kèm theo Nghị quyết của Hội đồng Quản trị hoặc của Đại hội cổ đông gửi cho HNX và HOSE.

HNX khẩn trương tiếp nhận xử lý cho doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE, mà không xem xét lại hồ sơ theo quy trình niêm yết mới. Các cơ chế giao dịch, giám sát giao dịch, quản lý niêm yết, chế độ báo cáo và công bố thông tin… áp dụng chung như với doanh nghiệp niêm yết trên HNX. HOSE, HNX phối hợp trong công tác giám sát giao dịch đối với các cổ phiếu này để đảm bảo tính liên tục trong công tác giám sát.

Nếu phương án này được đưa vào thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng, nhà đầu tư đặc biệt là nhóm nhà đầu tư "vốn mỏng" sẽ gặp khó và việc "đi lệnh” có thể phải tính bằng "cây vàng" (đối với cổ phiếu mệnh giá cao) nếu nâng lô cổ phiếu tối thiểu lên 1.000.

Mặt trái của việc tăng lô

Ở một góc nhìn khác, ông Lê Ngọc Nam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán TVSI đã nêura một số mặt hạn chế về đề xuất nâng lô giao dịch lên 1.000.

- Số tiền để sở hữu một lô cổ phiếu có giá cao nhất lên tới 230 triệu

Thị giá cổ phiếu cao nhất sàn HOSE hiện là VCF, RAL (khoảng 230.000 đồng/cổ phiếu). Với lô 100 hiện đang áp dụng, nhà đầu tư chỉ cần tối đa 23 triệu đồng là có thể sở hữu 1 lô chứng khoán của tất cả 409 cổ phiếu trên sàn HOSE.

Tuy vậy, nếu nâng lô lên 1.000 cổ phiếu thì với 23 triệu đồng, nhà đầu tư chỉ có thể lựa chọn cơ hội trong số 56% doanh nghiệp niêm yết HOSE - có nghĩa là với mức tiền này, nhà đầu tư không thể tiếp cận được 34% số doanh nghiệp còn lại - tương đương 139 mã chứng khoán. Để sở hữu cổ phiếu có thị giá cao nhất (khoảng 230.000 đồng/cổ phiếu), nhà đầu tư cần tới số tiền là 230 triệu đồng cho lô 1.000 cổ phiếu.

Một điểm cần lưu ý, số tiền 230 triệu đồng để sở hữu một lô cổ phiếu tương đương với 2,8 lần thu nhập bình quân đầu người của người dân năm 2020.

Hạn chế này đồng thời cũng hạn hán chế cơ hội tiếp cận vốn từ TTCK của các doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu giá cao.

Nếu nâng lô giao dịch lên 1.000 sẽ tác động thế nào tới thị trường và dòng tiền của các nhóm cổ phiếu? - Ảnh 1.

- Cơ cấu danh mục sẽ khó khăn hơn

Việc cơ cấu danh mục cũng sẽ có phần khó khăn đối với nhà đầu tư có số tiền ít. Ví dụ, với 230 triệu đồng trước đây, nhà đầu tư hoàn toàn có thể cơ cấu danh mục của mình với đa dạng nhiều mã, ngay cả với mã có mức giá cao nhất.

Tuy vậy, với việc dự kiến triển khai lô mới, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu có thị giá cao nhất thì chỉ vừa đủ lô và có thể coi như "tất tay" vào cổ phiếu đó. Tất nhiên, rủi ro sẽ cao hơn do việc mã đó biến động chiều hướng giảm 7%/phiên thì tài khoản cũng biến động như vậy.

Nếu nâng lô giao dịch lên 1.000 sẽ tác động thế nào tới thị trường và dòng tiền của các nhóm cổ phiếu? - Ảnh 3.

- Rủi ro hơn cho nhà đầu tư có số vốn ít

Thêm một điều lưu ý nữa là vốn hóa trung bình của nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng chiếm tới 67% tổng số lượng mã trên sàn.

Vốn hóa trung bình cho nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng chỉ ở mức 300 tới 1.500 tỷ đồng cho thấy chủ yếu midcaps và smallcaps chiếm số lượng lớn. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có mức biến động giá cao hơn, cùng với đó thường về xu hướng dài hạn có khả năng sinh lời thấp hơn nhóm vốn hóa lớn.

Ví dụ như ROE của nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng khoảng dưới 11,4% và không cao bằng các nhóm thị giá lớn hơn. Vô hình chung, nhà đầu tư sẽ khó tiếp cận hơn với nhóm cổ phiếu chất lượng.

- Dòng tiền có chuyển sang cổ phiếu thị giá nhỏ hơn

Giả sử nhu cầu đầu tư của mỗi cá nhân không thay đổi, rõ ràng cầu của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ sẽ lớn hơn do nhà đầu tư ít tiếp cận được với cổ phiếu vốn hóa lớn và dẫn tới việc các cổ phiếu vốn hóa thấp sẽ được chú ý hơn.

Ví dụ như giá trị trung bình giao dịch của HOSE trong 1 tháng vừa qua (14 phiên giao dịch) đạt khoảng 11.077 tỷ đồng/phiên (không tính thỏa thuận), trong đó có tới 52,1% lượng giao dịch nằm ở vùng giá trên 30.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu như chỉ khoảng 10% giá trị giao dịch của nhà đầu tư thuộc nhóm có số tiền đầu tư nhỏ, chuyển hướng sang các cổ phiếu "penny" thì ước tính cũng có khoảng 577 tỷ đồng đổ vào nhóm cổ phiếu nhỏ này.

Việc này còn chưa tính tới hiện mỗi tháng chúng ta có thêm khoảng 80.000 tài khoản mở mới mà có thể chủ yếu là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và thường có số vốn ít.

Nếu nâng lô giao dịch lên 1.000 sẽ tác động thế nào tới thị trường và dòng tiền của các nhóm cổ phiếu? - Ảnh 4.

Như vậy, giải pháp nâng lô giao dịch với kỳ vọng giảm được số lượng lệnh khoảng 40-50% sẽ chủ yếu tác động tiêu cực tới nhóm nhà đầu tư có số vốn đầu tư ít và nhà đầu tư mới. Tác động tiêu cực về mặt giao dịch cũng có thể xảy ra đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi lượng cầu có thể sẽ sụt giảm đi trong điều kiện giá trị giao dịch không thay đổi.

Tuy vậy, trong khi các giải pháp mang tính dài hạn như thay đổi hệ thống còn cần thời gian tới cuối năm 2021 mới có thể hoàn thành thì việc nâng lô hay chuyển sàn giao dịch giúp giải tỏa nhu cầu đầu tư, hay đáp ứng yêu cầu về cung cầu hiện tại là một việc cấp bách.

Phiên sáng 3/3/2021: VN-Index gặp khó tại mốc 1.190 điểm

Phiên giao dịch sáng ngày 3/3/2021 kết thúc trong sắc đỏ của thị trường chứng khoán. Khi VN-Index tiến gần đến ngưỡng 1.200 điểm, lực ...

Cổ phiếu MSH - Tăng trưởng đột biến trên nền kết quả kinh doanh thấp

CTCP Chứng khoán Agribank - AGR vừa đưa ra báo cáo phân tích cơ hội đầu tư cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng ...

1 tháng bứt tốc của cổ phiếu HAH: Nhà đầu tư "vớ bẫm"

Trên thị trường, cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) đang tăng rất mạnh kể từ cuối tháng ...

Hữu Dũng