Mỹ chứng kiến thời kỳ khủng hoảng xăng tăng 'chưa từng có'

Cập nhật: 17:00 | 22/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Ông Andrew Gross, người phát ngôn của Hiệp hội Ôtô Mỹ, cho biết giá xăng được dự đoán sẽ tăng trong suốt mùa Hè 2022, đặc biệt nếu xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

Giá xăng dầu sắp vượt đỉnh: Làm sao để hạ nhiệt?

Giá xăng dầu hôm nay 21/5/2022: Tăng tiếp khi nguồn cung thắt chặt

Giá xăng gần 30.000 đồng/lít: Nên chọn mua xe tay ga nào để tiết kiệm nhiên liệu?

Trong 11 ngày qua, giá xăng tại Mỹ đã chạm các mức cao kỷ lục, với mức trung bình trên cả nước gần đây nhất đã lên đến 4,593 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít). Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA) gọi đây là thời kỳ tăng giá "chưa từng có tiền lệ".

Ông Andrew Gross, người phát ngôn của AAA, cho biết giá xăng được dự đoán sẽ tăng trong suốt mùa Hè 2022, đặc biệt nếu xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

Theo AAA, giá xăng tại cả 50 bang ở Mỹ đều ở mức trên 4 USD/gallon, trong đó bang California ghi nhận mức giá cao nhất, trung bình ở mức 6,064 USD/gallon. Còn mức giá rẻ nhất được ghi nhận ở các bang Kansas và Oklahoma, trung bình lần lượt ở mức 4,048 và 4,033 USD/gallon.

3613-giaxang1
Ảnh minh họa

Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.

Ông Gross cho biết thường thì thời gian này trong năm sẽ là "khoảng lặng" về nhu cầu giữa kỳ nghỉ xuân và ngày lễ Memorial Day. Điều này đã diễn ra khoảng hai tuần trước, nhưng sau đó, trong tuần trước, giá xăng lại tăng lên, vốn là một điều bất thường. Tuy nhiên, AAA cho rằng giá xăng cao vẫn sẽ không "giữ chân" được người dân trong kỳ nghỉ lễ Memorial Day.

Tổ chức này dự đoán 39,2 triệu người dân Mỹ sẽ di chuyển trong khoảng cách ít nhất 50 dặm từ nhà của mình trong dịp lễ này, tăng 8,3% so với năm ngoái.

Lý do Italy phải tăng mạnh nhập khẩu dầu thô của Nga

Theo trang mạng Financial Times, Italy đã tăng nhập khẩu dầu thô của Nga, bất chấp những nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga, do hậu quả không mong muốn của các lệnh trừng phạt Điện Kremlin của phương Tây.

Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, trong tháng 5 này, Nga đã xuất khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày sang Italy, gấp hơn 4 lần so với tháng 2 và là mức cao nhất kể từ năm 2013. Do đó, Italy sẽ vượt Hà Lan để trở thành trung tâm nhập khẩu dầu thô Nga qua đường biển lớn nhất EU.

Hai phần ba số hàng đó được chuyển đến Augusta, một cảng ở Sicily gần nhà máy lọc dầu của ISAB, thuộc sở hữu của công ty Lukoil có trụ sở tại Moskva, đã từng có thể mua dầu thô trên toàn thế giới nhờ các hạn mức tín dụng từ các ngân hàng châu Âu.

Theo các quan chức chính phủ, chủ ngân hàng và các nhà lãnh đạo công đoàn Italy, mặc dù Lukoil không bị trừng phạt, các bên cho vay đã ngừng cung cấp tài chính sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva vì chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, buộc nhà máy lọc dầu trên phải dựa vào nguồn cung cấp từ công ty mẹ.

Các chuyến hàng dầu thô ngày càng tăng được chuyển tới các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nga tại các nước EU diễn ra khi khối này đang tìm cách tự “cai” việc mua nhiên liệu hóa thạch của Nga và nhấn mạnh sự phức tạp của việc thực hiện lệnh cấm vận nhập khẩu dầu của Nga.

ISAB đang xử lý tới 22% lượng dầu thô của Italy và xuất khẩu sang hàng chục quốc gia. Được thành lập năm 1972, nhà máy lọc dầu này được Litasco, một công ty có trụ sở tại Thụy Sỹ do Lukoil kiểm soát, mua lại vào năm 2008.

Việc xuất khẩu dầu thô của Nga đến cảng Trieste, gần biên giới Đông Bắc của Italy với Slovenia, cũng tăng lên. Cảng này được kết nối qua đường ống Transalpine tới 2 nhà máy lọc dầu ở Đức do Rosneft, một công ty năng lượng khác của Nga sở hữu.

Việc Italy tăng nhập khẩu dầu thô của Nga diễn ra khi Thủ tướng Mario Draghi đã ưu tiên giảm sự phụ thuộc của nước này vào khí đốt của Nga trong một sự thay đổi chính sách đối ngoại lớn.

Các quan chức ở Rome cho biết chính phủ muốn tránh đóng cửa nhà máy lọc dầu trong trường hợp leo thang các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga và đang nghiên cứu các phương án khả thi theo luật trong nước và quốc tế. Các quan chức tại Bộ phát triển kinh tế Italy cho biết khả năng quốc hữu hóa không được đề cập.

Hầu hết số dầu thô của Nga được chuyển vào châu Âu qua đường biển trên các tàu chở dầu, nhưng nguồn cung dầu thô cũng đi qua đường ống Druzhba từ miền Trung nước Nga đến các nhà máy lọc dầu ở Belarus, Ba Lan, Đức, Slovakia, Cộng hòa Czech và Hungary.

Phần nào dầu thô của Kazakhstan cũng được xuất khẩu từ các cảng của Nga, nhưng Viktor Katona thuộc Kpler, cho biết những chuyến giao hàng này diễn ra thường xuyên và ổn định.

Theo dữ liệu từ OilX, một tập đoàn phân tích năng lượng, dòng chảy dọc theo đường ống Druzhba đến Đức từ đầu tháng 5 tới nay là dưới 300.000 thùng/ngày, nhưng xuất khẩu bằng đường biển sang Đức đã giảm xuống 0, có nghĩa là Italy sẵn sàng trở thành nhà nhập khẩu dầu thô của Nga lớn nhất châu Âu.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm