MBS: Ngân hàng Việt đang được định giá ở mức khá cao so với khu vực

Cập nhật: 15:45 | 15/12/2021 Theo dõi KTCK trên

Các chuyên gia của MBS nhận định, bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ thì tăng vốn điều lệ là một trong những động lực chính làm tăng năng lực và sức cạnh tranh của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

4207-nh441
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo báo cáo ngành ngân hàng, Chứng khoán MB (MBS) cho biết hiện tại, so với mức định giá ngành ngân hàng của các nước khu vực châu Á, định giá ngành ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức khá cao so với các nước khác.

3839-peb
Nguồn: MBS

Số liệu của MBS cho thấy định giá toàn ngành ngân hàng đạt đỉnh lịch sử vào tháng 4/2018 với mức P/B toàn ngành lên đến 3.42x trước khi giảm mạnh về khoảng 2.41x chỉ trong một tháng.

P/B trung bình hiện tại của ngành ngân hàng đã đạt 2.26x, cao hơn so với mức P/B trung bình của giai đoạn 2016 - 2021 là 1.93x, nhưng vẫn có dư địa tăng.

Với những tin tích cực về hoạt động tăng vốn của các NHTM trong thời gian tới, các chuyên gia của MBS tin rằng tỷ lệ P/B toàn ngành sẽ được cải thiện và quay về mức hấp dẫn hơn.

3950-pe15
Nguồn: MBS

Vốn hóa nhóm ngành ngân hàng có mức tăng trưởng ổn định trong thời kỳ từ năm 2016 đến 2019 trước khi bắt đầu tăng mạnh từ tháng 4/2020 theo xu hướng thị trường và đạt định vào tháng 6/2021.

Ở thời điểm tháng 11/2021, cổ phiểu dòng ngân hàng đã tăng trở lại sau một đợt giảm và tích lũy đi ngang, kéo tổng vốn hóa nhóm ngành ngân hàng lên hơn 1.865 triệu tỷ VND.

Triển vọng ngành ngân hàng trong quý IV và năm 2022

Các chuyên gia của MBS nhận định, bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ thì tăng vốn điều lệ là một trong những động lực chính làm tăng năng lực và sức cạnh tranh của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

MBS cho rằng cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.

Cùng với đó, sự mở cửa trở lại của nền kinh tế từ quý IV sẽ kéo theo tăng trưởng nhu cầu tín dụng. Báo cáo ước tính mức tăng trưởng tín dụng của năm 2021 đạt khoảng 13%, tương đương với các năm trước.

Con số tăng trưởng này được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những động thái nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với một số ngân hàng thương mại trong thời gian qua.

Năm 2022, hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế dự kiến lên tới 800.000 tỷ đồng được triển khai sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng.

Từ đó, lãi suất cho vay cũng được kỳ vọng sẽ gia tăng trở lại sau thời gian được hỗ trợ, nới rộng biên lợi nhuận NIM của các NHTM.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục "giục" đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank

Là một trong 4 ngân hàng có quy mô tài sản, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng lớn nhất hệ thống, nhưng ...

MBS: Công ty tài chính HAFIC đang lọt vào tầm ngắm của TPBank

Phía TPBank, kế hoạch mua lại một công ty tài chính đã được ngân hàng này thông qua từ năm 2019 và tiếp tục được ...

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với giá mục tiêu 51.600 đồng

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa đưa ra báo cáo phân tích với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV ...

Lưu Lâm