Masan Group (MSN) lên kế hoạch lợi nhuận trong năm 2022

Cập nhật: 09:02 | 08/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), Masan Group lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu 90.000 - 100.000 tỷ đồng, tăng 1,5% - 12,8% so với thực hiện 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 6.900 - 8.500 tỷ đồng.

0043-gioi-thieu-cong-ty-masan-1-800x403
Masan Group (MSN) lên kế hoạch lợi nhuận trong năm 2022. Ảnh: Internet.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, doanh thu của Masan Group năm 2021 là 88.628 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông Masan Group đạt 8.563 tỷ đồng, gấp gần 7 lần năm ngoái. Lợi nhuận tăng đột biến là do công ty ghi nhận lãi từ chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi cho De Haus.

Trong các mảng kinh doanh của tập đoàn, sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu - mảng nước mắm, nước tương Chinsu, mì Omachi tiếp tục là trụ cột khi đem về khoảng 5.000 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, tính trên doanh thu, mảng bán lẻ tiêu dùng mới là số một khi tiếp tục đem về hơn 30.000 tỷ đồng. Thế nhưng, báo cáo của Masan Group cho biết mảng bán lẻ tiêu dùng năm qua vẫn lỗ 1.446 tỷ đồng, sau khi năm 2020 lỗ 4.186 tỷ đồng.

Trong năm 2022, HĐQT kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận trên tất cả các mảng kinh doanh. Động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động đầu tư gần đây, điều kiện thị trường thuận lợi hơn, sức mạnh hiệp lực của nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp và hiện thực hóa nền tảng Point of Life.

Trong giai đoạn tới, Masan Group sẽ tăng tốc chiến lược Point of Life, nhân rộng mô hình cửa hàng mini mall hiện đại tích hợp các thương hiệu và dịch vụ đột phá có chất lượng vượt trội để phục vụ các nhu cầu lớn, thiết yếu hằng ngày của người Việt xuyên suốt từ offline đến online. Bằng cách ứng dụng dữ liệu lớn (Big data) vào hệ sinh thái ngày càng mở rộng, đơn vị này sẽ mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm kỹ thuật số thế hệ mới, từ đó tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới.

Mức cổ tức cho năm 2021 là 12% bằng tiền mặt, đã tạm ứng cho cổ đông trước đó. Việc tạm ứng cổ tức cho năm 2022, HĐQT trình cổ đông cho phép ủy quyền cho Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền, quyết định tỷ lệ tạm ứng cổ tức cụ thể, thời gian, phương thức chi trả và các vấn đề khác liên quan đến tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Tại thời điểm 31/12/2021, công ty còn 18.795 tỷ lợi nhuận sau thuê chưa phân phối, 11.084 tỷ đồng thặng dư vốn cổ cổ phần. Nợ vay tài chính của công ty là 58.175 tỷ đồng.

Masan (MSN) chốt ngày phát hành hơn 236 triệu cổ phiếu thưởng

Tới đây, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE - Mã: MSN) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 236 triệu cổ phiếu thưởng.

Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất tiếp tục gọi tên Masan Group

Năm 2021, Masan tiếp tục được vinh danh trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất theo Forbes Việt Nam.

Masan Group tăng cổ tức tiền mặt năm 2021 thêm 20% và có kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan”) hôm nay thông báo tăng cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021 thêm ...

Kim Dung