Mảng gỗ là động lực tăng trưởng trung hạn của PTB nhờ nhu cầu cao từ Hoa Kỳ, EU

Cập nhật: 15:21 | 30/11/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây có báo cáo về triển vọng kinh doanh năm 2021 của CTCP Phú Tài (Mã: PTB). VDSC nhận định động lực tăng trưởng chính cho mảng gỗ của PTB là xuất khẩu - một "miếng bánh" hấp dẫn mà PTB định hướng đạt được trong trung hạn.

Chứng khoán phiên sáng 30/11: Áp lực gia tăng, 2 sàn đóng cửa trong sắc đỏ

Thị trường chứng khoán ngày 30/11/2020: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

1831-phu-tai-1
Ảnh minh họa. (Nguồn: phutai.com.vn)

Theo VDSC, phần lớn mảng gỗ được xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu cũng tăng dần qua các năm, việc này hoàn toàn phù hợp với chiến lược của công ty. Cụ thể, PTB xuất khẩu sang ba khu vực chính gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Như vậy, PTB sẽ được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với EVFTA tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho Việt Nam mở rộng ở thị trường EU.

1302-ptb-1

Thị trường EU, từ khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, 83% mặt hàng gỗ sẽ ngay lập tức giảm thuế suất về 0% (thuế suất cơ bản: 0% - 6%), 17% còn lại sẽ giảm trong vòng 6 năm (thuế suất cơ bản: 7-10%), do đó PTB sẽ có nhiều lợi thế để gia nhập vào thị trường EU trong những năm tiếp theo. Theo đó, PTB được dự đoán sẽ có nhiều khách hàng hơn tại thị trường EU cùng với thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Về thị trường Hoa Kỳ, VDSC nhận định chiến tranh thương mại mang đến nhiều lợi ích cho xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Kể từ quý I/2019, tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc của Hoa Kỳ giảm 2 triệu USD, cùng lúc đó các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam tăng trưởng đều cho đến đầu năm 2020.

Sau khi giảm mạnh vào quý II/2020 do COVID-19, tổng xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang Mỹ tăng 64% tương ứng với sự gia tăng doanh số nội thất gỗ của Mỹ.

Tuy nhiên, thị trường đồ nội thất Hoa Kỳ đã quay trở mức doanh thu trước COVID-19, do đó VDSC ước tính rằng đồ nội thất nhập khẩu bởi Hoa Kỳ từ Việt Nam sẽ tăng khoảng 15%/năm trong những quý sau – tương ứng với tốc độ tăng trưởng trước dịch.

Để đáp ứng nhu cầu cao như vậy từ thị trường Hoa Kỳ và EU, PTB đã hoàn thành giai đoạn 1 của nhà máy Phù Cát vào năm 2020 (hiện tại đạt 80% tổng công suất) và nâng cấp giai đoạn 2 của nhà máy Phù Cát trong năm nay và ước tính sẽ tận dụng hết công suất trong quý II/2021. Công ty cũng có kế hoạch nâng cấp nhà máy Vina G7 để mở rộng công suất.

Trong quý IV/2020, công ty dự kiến đạt 858 tỷ đồng doanh thu, tăng 3% theo quý và 27% theo năm.

Thông tin từ phía PTB, doanh nghiệp đã nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng Hoa Kỳ đủ để đạt được doanh thu mục tiêu kể cả phần bù đắp trong vụ cháy nhà kho vào tháng 9/2020, giúp PTB đạt 118% mục tiêu doanh thu năm 2020.

Về dài hạn, nhu cầu cao từ thị trường Hoa Kỳ và EU sẽ góp phần giúp mảng gỗ của doanh nghiệp tăng trưởng và sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính cho PTB trong trung hạn.

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm