LG “từ bỏ cuộc chơi” smartphone, rao bán nhà máy tại Hải Phòng giá hơn 2.000 tỷ đồng

Cập nhật: 09:41 | 09/04/2021 Theo dõi KTCK trên

LG Electronics mới đây thông báo rút khỏi thị trường di động, hoàn tất trước ngày 31/7 năm nay. Như vậy, LG là thương hiệu lớn đầu tiên từ bỏ thị trường hoàn toàn.

Công ty chứng khoán nào cho vay margin lớn nhất thị trường?

Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước nổi bật giữ vai trò mở đường, dẫn dắt và lan toả nền kinh tế

Mới đây, sau 6 năm chìm trong thua lỗ với khoản lỗ lũy kế đến hơn 4,4 tỷ USD riêng mảng smartphone, LG Electronics đã chính thức rút chân khỏi mảng kinh doanh này.

Cho đến đầu và giữa những năm 2000, LG vẫn là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới, sau Nokia và Samsung. Song, từ quý III/2019, công ty chỉ nắm chưa đầy 2% thị phần smartphone thế giới, theo dữ liệu từ Counterpoint Research.

3931-lg-1
Thị phần smartphone LG từ năm 2017 đến quý III/2020. (Ảnh: Counterpoint)

Theo Counterpoint, các yếu tố quan trọng góp phần vào việc LG cân nhắc đóng cửa bộ phận smartphone là: doanh số yếu kém so với các bộ phận khác như đồ gia dụng; hai mẫu Wing và Velvet gây thất vọng; lợi nhuận không cải thiện dù áp dụng các biện pháp như chuyển sản xuất sang Việt Nam, cơ cấu lại danh mục sản phẩm.

Quyết định từ bỏ thị trường smartphone của LG dường như nhận được sự chào đón của các nhà đầu tư và giới phân tích. Từ đầu năm 2021, khi có dấu hiệu cho thấy LG muốn rút lui, cổ phiếu công ty đã tăng 25% trong hai ngày. Các chuyên gia tin rằng kế hoạch sẽ giúp công ty chuyển mình thành người chơi mạnh hơn, tập trung vào đồ gia dụng, linh kiện xe ô tô điện và robot.

Theo các nhà phân tích, lợi nhuận hoạt động của LG có thể đạt 1 nghìn tỷ won năm nay sau khi ngừng kinh doanh smartphone. LG cho biết trong ngắn hạn, doanh thu của tập đoàn sẽ giảm, nhưng về lâu dài, tình hình tài chính và hiệu quả quản lý sẽ được cải thiện.

LG rao bán nhà máy smartphone tại Hải Phòng giá hơn 2.000 tỷ đồng

Với việc chính thức rút khỏi mảng kinh doanh smartphone, LG đang tiến hành các bước để đóng cửa nhà máy sản xuất tại Hải Phòng (Việt Nam), Taubate (Brazil) và Thanh Đảo (Trung Quốc), tờ Business Korea đưa tin.

4022-lg-2
Nhà máy LG tại Hải Phòng. (Ảnh: LG)

Trước quyết định từ bỏ mảng smartphone, LG đã tìm nhiều cách để tận dụng các nhà máy này trong sản xuất hàng điện tử tiêu dùng nhưng không tìm được bước đột phá. Trong ba nhà máy này, đáng kể nhất là nhà máy LG tại Hải Phòng, Việt Nam.

Đây là nhà máy lớn nhất LG sở hữu, công suất 10 triệu smartphone mỗi năm, chiếm một nửa sản lượng sản xuất của LG trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Business Korea, rất khó để hãng công nghệ Hàn Quốc tìm được người mua lại nhà máy này bởi cái giá đưa ra quá cao.

Theo thông tin từ Business Korea, giá LG đưa ra cho nhà máy smartphone tại Hải Phòng là 100 tỷ won, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. "Các cong ty trong nước không có đủ khả năng để mua lại dây chuyền sản xuất này", tờ báo nhận định.

Tương tự, LG cũng đang tìm người mua tiềm năng cho hai nhà máy còn lại ở Brazil và Trung Quốc, nơi có công suất tổng cộng khoảng 8-9 triệu chiếc smartphone mỗi năm. Tại Brazil, sau thông tin LG rao bán nhà máy, công nhân viên làm việc tại đây đã tiến hành đình công do lo ngại về số phận công việc của họ.

Trước đó, cuối tháng 2/2021, truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin về việc Tập đoàn Vingroup của Việt Nam ngỏ ý mua lại tất cả nhà máy sản xuất smartphone của LG tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil.

Song, chỉ một tháng sau, nguồn tin độc quyền The Korea Times cho biết nỗ lực mua bán giữa hai tập đoàn đã bất thành bởi mức đề nghị của Vingroup thấp hơn mức mong muốn của LG.

"LG đã đàm phán với Vingroup để bán các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của mình tại Việt Nam và Brazil, song các cuộc đàm phán gần đây đã thất bại do việc chênh lệnh giá giữa các bên", nguồn tin cho hay.

The Korea Times khẳng định sẽ không có thêm cuộc đàm phán nào giữa LG và Vingroup. Đồng thời, gã khổng lồ công nghệ xứ Hàn sẽ tìm kiếm một người mua mới.

"Với việc Vingroup đưa ra mức giá thấp hơn so với dự kiến, LG sẽ chuyển sang tìm kiếm người mua khác. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của LG ở nước ngoài như Việt Nam và Brazil có thể sẽ được tái cơ cấu để sản xuất thiết bị gia dụng."

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm