Làn sóng COVOD-19 thứ 2: Tác động và cơ hội của thị trường chứng khoán cuối năm

Cập nhật: 10:18 | 31/07/2020 Theo dõi KTCK trên

“So với lần bùng phát dịch đầu tiên, diễn biến của TTCK ở thời điểm hiện tại sẽ không bi quan mà mở ra cơ hội đầu tư mới khi thị trường giảm mạnh”.

1651 hnm
Nhiều cơ hội đầu tư sẽ mở ra trong đợt COVID-19 lần thứ 2 này?

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam những phiên vừa qua chịu tác động khá mạnh khi COVID-19 tái xuất hiện với trường hợp mắc tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, việc thị trường giảm điểm (bắt đầu tư phiên giao dịch ngày 24/7) lại là sự cộng hưởng từ nhiều nguyên nhân như: Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp ảnh hưởng tới khả năng mở cửa nhằm phục hồi nền kinh tế; căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở mức cao; mối lo ngại về kết quả kinh doanh quý II/2020 giảm mạnh, thậm chí thua lỗ của nhiều doanh nghiệp.

Theo đó, kết tuần vừa qua, TTCK Việt Nam ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ đáy tháng 3 tới nay với mức giảm 4,92% đã đưa Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới.

Theo Công ty Chứng khoán Agribank (AGR), thị trường có thể xảy ra các kịch bản khác nhau, nhưng khó tránh khỏi nguy cơ tiếp tục giảm.

Đối với kịch bản lạc quan, nếu khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh và có sự tạo lập thị trường ở các mã trụ lớn, trong khi có các thông tin tích cực hơn trong quá trình khoanh vùng dập dịch, thị trường sẽ sớm chấp dứt các phiên giảm sâu.

Trường hợp xấu hơn, khi dịch lan rộng, thị trường có thể giảm mạnh và rơi vào trạng thái mất thanh khoản, trắng bên mua hàng loạt. Như vậy, một kịch bản giống như làn sóng hồi tháng 3 có thể sẽ quay trở lại.

Kịch bản có xác suất cao nhất là thị trường sẽ tiếp tục có 2 - 3 phiên giảm mạnh, sau đó bắt đầu phân hóa vào những cổ phiếu đầu ngành tại mức định giá hấp dẫn.

Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Phân tích, AGR: “So với lần bùng phát dịch đầu tiên, diễn biến của TTCK ở thời điểm hiện tại sẽ không bi quan mà mở ra cơ hội đầu tư mới khi thị trường giảm mạnh”.

Thứ nhất, Việt Nam đã và đang chứng tỏ được công tác phòng chống, dập dịch COVID-19 rất tốt và làn sóng thứ hai nếu bùng phát thì khả năng cao cũng được khống chế thành công.

Thứ hai, sau 6 tháng từ khi COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, các thông tin về mức độ nguy hiểm cũng như cơ chế vận hành của virus đã rõ ràng hơn. Cả thế giới đang làm quen với “sống chung cùng dịch” hay “giai đoạn bình thường mới”, khác với giai đoạn trước khi phải “lái xe trên con đường đầy mù sương” và chưa rõ hình hài “kẻ địch” như thế nào.

Thứ ba, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm không quá kém như dự kiến. Rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành vẫn có con số tăng trưởng ấn tượng, bất chấp đại dịch và cách ly xã hội như FPT, HPG…

Thứ tư, dư nợ giao dịch ký quỹ (margin) thời điểm cuối qúy II/2020 của 20 công ty chứng khoán lớn nhất là 48.671 tỷ đồng, thấp hơn con số 50.733 tỷ đồng cuối quý IV/2019, trong khi thanh khoản thị trường tăng 50%.

Điều này cho thấy, các nhà đầu tư mới tham gia giai đoạn vừa rồi nhìn chung ít sử dụng margin, áp lực bán giải chấp tới thị trường sẽ thấp hơn so với giai đoạn trước.

Trong tháng 8/2020, VN-Index có thể sẽ mất mốc 750 điểm nhưng mở ra cơ hội mới với các cổ phiếu đầu ngành được định giá rẻ.

Với nhiều nhà đầu tư, sau khi chốt lời danh mục ở giai đoạn trước đó thì nhịp giảm do tác động của đợt dịch COVID-19 thứ hai là cơ hội để mua được cổ phiếu tốt với giá rẻ hơn.

“Thị trường biến động mạnh luôn là cơ hội cho những nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm cũng như tâm lý vững vàng. Rủi ro chỉ đến với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không nắm được quy luật vận động của thị trường. Nhịp điều chỉnh đã về gần vùng hỗ trợ mạnh. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến của dịch bệnh, các biện pháp ứng phó của Chính phủ và phản ứng của thị trường thêm một thời gian để có quyết định đầu tư an toàn”, một nhà đầu tư "bám sàn" chia sẻ.

Chứng quyền do MBS phát hành “Cháy hàng” chỉ sau chưa đầy 2 tiếng

Theo Chứng khoán MBS, với bối cảnh hiện tại, việc giao dịch ngắn hạn hay lướt sóng nên hạn chế. Cơ hội đầu tư vào các nhóm cổ phiếu nên có tầm nhìn từ 6 tháng đến 1 năm. Nhóm cổ phiếu ưu tiên nên là y tế và thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu.

Bên cạnh đó là nhóm cổ phiếu phòng thủ như điện, nước, hoặc nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI như bất động sản khu công nghiệp.

Điểm tin giao dịch cổ phiếu mới nhất ngày 31/7

Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như NCP, HDC, CRC, SBL,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

An Phát Holdings báo lãi quý II giảm 41%, cổ phiếu APH trần phiên thứ ba liên tiếp

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (Mã: APH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020.

"Vía đỏ" vẫn đeo bám cổ phiếu SAB của Sabeco

Chuỗi giảm điểm vẫn chưa chịu buông tha cho cổ phiếu SAB của Sabeco khi kết phiên giao dịch ngày 30/7, mã này tiếp tục ...

Đức Hậu