Làm gì khi thị trường chứng khoán mất thanh khoản?

Cập nhật: 08:00 | 29/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc thanh khoản liên tục giảm mạnh có thể xem là diễn biến bình thường sau một chuỗi giảm điểm sâu, sau đó xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật. Nhà đầu tư vẫn đang chịu nhiều "tổn thương" sau mạch giảm liên tục vừa qua, bên bán thì cũng rất tiết cung vì nhiều cổ phiếu đã rơi quá nhiều từ đỉnh, bên mua thận trọng không đuổi theo giá cao.

5456-mot-so-nhan-to-anh-huong-den-tinh-thanh-khoan
Làm gì khi thị trường mất thanh khoản. Hình minh họa.

Trong phiên 28/4, VN-Index giảm 2,78 điểm (-0,21%) xuống 1.350,99 điểm; HNX-Index tăng 3,11 điểm (0,87%) lên 360,2 điểm; UPCoM-Index tăng 1,32 điểm (1,3%) lên 102,69 điểm. Tuy nhiên áp lực mua bán ngày càng "mất hút" khi mà lực mua vẫn chưa trở lại thị trường. Cả bên mua và bên bán tỏ ra tiếp tục hoài nghi lẫn nhau, qua đó diễn biến của thị trường ngày càng ảm đạm, minh chứng rõ ràng nhất là việc thanh khoản thị trường "tụt áp", thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE đã giảm về mức thấp nhất kể từ phiên 28/7/2021 (11.413 tỷ đồng), giá trị trong phiên 28/4 chỉ đạt mức 12.261 tỷ đồng.

Nhìn lại trước đây vài tháng, khoảng thời gian thăng hoa nhất của thị trường chứng khoán chứng kiến thường xuyên các phiên giao dịch thanh khoản tỷ đô. Thậm chí, kỷ lục thanh khoản được thiết lập trong phiên 19/11/2021 khi giá trị giao dịch trên tổng ba sàn ghi nhận 56.337 tỷ đồng (2,45 tỷ USD).

5559-hyy

Việc thanh khoản liên tục giảm mạnh có thể xem là diễn biến bình thường sau một chuỗi giảm điểm sâu, sau đó xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật. Nhà đầu tư vẫn đang chịu nhiều "tổn thương" sau mạch giảm liên tục vừa qua, bên bán thì cũng rất tiết cung vì nhiều cổ phiếu đã rơi quá nhiều từ đỉnh, bên mua thận trọng không đuổi theo giá cao.

Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động cho vay ký quỹ (margin) đã giảm mạnh sau giai đoạn vừa khi nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái bị bán giải chấp, càng khiến động lực bên mua trở nên "hụt hơi".

Trong khi đó, tình hình thế giới đang rất biến động và nhiều rủi ro, chứng khoán Mỹ vừa có mức giảm nghìn điểm, xung đột địa chính trị leo tháng và những động thái xung quanh kỳ họp của FED vào đầu tháng 5/2022.

Còn bối cảnh trong nước, kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày tới đây (trùng dịp FED họp) đang tạo cho nhà đầu tư tâm lý muốn "nghỉ ngơi", không muốn đánh cược khi mua cổ phiếu sẽ không kịp về tài khoản trước kỳ nghỉ.

Trong thời điểm này, đối với nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao hoặc sử dụng margin, danh mục đang có nhiều mã cổ phiếu lỗ: Tranh thủ các nhịp hồi để cơ cấu lại danh mục, đặc biệt là các cổ phiếu có cơ bản kém và còn dư địa rơi theo kỹ thuật.

Đối với nhà đầu tư cầm tiền chờ mua bắt đáy: Áp dụng nguyên tắc bắt đáy từng phần, hạn chế tâm lý ăn – thua với thị trường.

Có thể nói "các diễn biến trên thị trường thế giới cần được theo dõi kỹ, nhiều chỉ số chứng khoán lớn đang ở vùng rất nhạy cảm.

Tâm lý NĐT chứng khoán: Đứng ngoài quan sát sợ lỡ điểm mua, bắt đáy sợ hụt đáy

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên thứ 2 liên tiếp lội ngược dòng hồi phục sau 3 tuần trượt dài, sắc xanh tím ...

Chuyên gia SSI Research: Cơ hội đầu tư mới đang mở ra

Trong xu hướng uptrend của thị trường 2 năm qua, nhiều nhà đầu tư chưa từng trải qua một giai đoạn thị trường giảm quá ...

Giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động vốn ổn định và hiệu quả

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian gần đây bắt đầu phát triển mạnh mẽ, trở thành một kênh huy động vốn thông ...

Việt Hoàng